Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gặp những triệu phú người Mông

Hữu Hiệp - 09:58, 02/01/2020

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, cộng với sự cần cù, sáng tạo đã giúp những nông dân dân tộc Mông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại cổng trời Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk).

Ông Sùng Văn Lùng phát triển kinh tế gia đình với mức thu nhập khá nhờ chăn nuôi bò chọi và bò thịt
Ông Sùng Văn Lùng phát triển kinh tế gia đình với mức thu nhập khá nhờ chăn nuôi bò chọi và bò thịt

Rời quê hương Bắc Kạn từ năm 1997, ông Sùng Văn Lùng đến lập nghiệp tại thôn Ea Lang, thuộc xã vùng sâu Cư Pui. Sau hơn 20 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, từ gia cảnh nghèo khó, gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập thuộc diện khá giả nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất rẫy sang trông cà phê kết hợp với nuôi bò.

Từ khi áp dụng mô hình trồng cây công nghiệp với chăn nuôi đại gia súc phục vụ nhu cầu của thị trường, thu nhập của gia đình ông không ngừng tăng lên. Hiện, gia đình ông Sùng Văn Lùng có hơn 1.000 cây cà phê đã cho thu hoạch ổn định với mức trung bình 2,5 tấn cà phê nhân/năm. Trong chuồng luôn duy trì 5 - 6 con bò vỗ béo để bán và 6 - 8 con bò chọi. Riêng bò chọi thì giá trị kinh tế khá cao, sau 2 năm nuôi dưỡng chăm sóc, mỗi con có giá 50 - 70 triệu đồng.

Ngoài tự học hỏi để thoát nghèo, ông Lùng còn tận tình giúp đỡ nhiều hộ dân trong vùng cách lựa chọn những con giống tốt để chăn nuôi đạt hiệu quả, nhờ đó nhiều gia đình đã thoát được cảnh khó khăn nghèo đói.

Còn ông Vàng A Chá (thôn Ea Uôl) nhiều năm qua đã thực hiện mô hình cây - con kết hợp. Khi đặt chân đến Cư Pui từ năm 2004, vốn liếng duy nhất là 2ha đất triền đồi gần nhà tự khai hoang, chủ yếu trồng ngô lai và sắn. Năm 2008, ông dành dụm mua được 2 con trâu cái sinh sản. Sau nhiều năm chăn nuôi, số trâu đã tăng lên và luôn duy trì số lượng khoảng 10 con. Hiện nay mỗi con trâu trưởng thành có giá hơn 50 triệu đồng, đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình ông.

Bên cạnh đó, ông Chá còn chuyển đổi diện tích đất sang trồng dứa đồi, mang lại hiệu quả cao, mỗi năm thu nhập bình quân đạt hơn 70 triệu đồng/ha. Tận dụng một ít đất vùng trũng thấp trồng cỏ chăn nuôi để giảm công chăm sóc cho đàn gia súc. Mô hình trồng dứa đồi kết hợp với nuôi trâu cũng đã mang về nguồn thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm. 

Theo ông Chá, đây là mô hình kinh tế vừa tận dụng được quỹ đất, tận dụng được công lao động nhàn rỗi, cũng như nguồn thức ăn sẵn có để phát triển mô hình cây - con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình ông có thêm nhiều điều kiện để mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cuộc sống sinh hoạt cũng như có thêm nhiều điều kiện để nuôi con ăn học.

Hiện nay, nhiều bà con người Mông cũng đang mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích đất sang hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Ông Đinh Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Pui cho biết: “Từ khi phát triển mô hình sản xuất cây - con kết hợp, cuộc sống của nhiều hộ dân trở nên khấm khá hơn. Hội Nông dân xã đang khuyến khích bà con nhân rộng mô hình này để mang lại hiệu quả kinh tế hơn nữa”.

Nhờ chuyển sang mô hình trồng cây lâu năm kết hợp với nuôi bò nên giờ đây gia đình tôi đã thoát nghèo, mỗi năm sau khi trừ chi phí, bình quân lãi hơn 200 triệu đồng.

Ông Sùng Văn Lùng, thôn Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.