Hàng ngàn học sinh ở các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam không được hưởng các chế độ chính sách do gia đình các em thuộc các thôn, xã thoát khỏi danh sách đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên do không còn hỗ trợ, hàng trăm học sinh vùng đồng bào DTTS nơi đây có nguy cơ bỏ học.
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải bài toán “Việc làm” cho lao động DTTS. Tuy nhiên, hiện nay con đường xuất khẩu lao động “chính ngạch” chưa thực sự hiệu quả thì xuất khẩu lao động “tiểu ngạch” lại gia tăng với rất nhiều hệ lụy.
Nhiều năm qua, công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được tỉnh Khánh Hòa quan tâm.Theo đó, hàng loạt chính sách được ban hành, trong đó chính sách hỗ trợ sản xuất do Ban Dân tộc tỉnh triển khai tại 40 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đang mang lại hiệu quả tích cực.
Phú Yên có 3 huyện miền núi là Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào các DTTS Êđê, Chăm H’roi, Bana... Những năm qua, tỉnh Phú Yên đã nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả khích lệ.
Ở Tây Ninh, có tới 70% người dân sống bằng nghề làm nông nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm từ những cây trồng lâu nay như: mía, mì hay cao su, giá cả bấp bênh, không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Vì vậy, từ năm 2017, tỉnh Tây Ninh đã tập trung để triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giúp cho nông dân trong tỉnh nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập.
Bình Định vốn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, có lịch sử hàng trăm năm, góp phần tạo nên bản sắc riêng của đất và người Bình Định như, rượu Bàu Đá, bánh ít lá gai, bánh tráng dừa tam quan... Vì nhiều lý do, một số làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Trước thực tế này, nhiều cơ sở làng nghề đã mạnh dạn đổi mới sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tràng Định là huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, địa phương tập trung chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống. Do đó, người dân ít quan tâm tới các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Để phát triển mạnh đối tượng tham gia các chính sách bảo hiểm, ngành BHXH huyện Tràng Định xác định, cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích khi tham gia các loại hình bảo hiểm.
Không có đất sản xuất, lại không muốn di cư rời xa quê quán, không ít lao động DTTS đã tìm đến những cửa khẩu để tìm việc làm. Ở đây, họ đối diện với nhiều hiểm nguy.
Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện miền núi Quế Phong xác định, là giải pháp tạo chuyển biến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một trong những biện pháp mà huyện áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, sửa đổi lề lối làm việc cho cán bộ, nhân viên là gắn camera giám sát.
Là địa phương có gần 32.500 người Khmer sinh sống (chiếm 28,56%). Thời gian qua, huyện Long Phú (Sóc Trăng) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó, giúp người dân từng bước vươn lên no ấm, diện mạo các phum sóc, xóm ấp ngày càng khởi sắc.
Chúng tôi đến thôn 4, xã Trà Cang, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) khi người dân trong thôn đang bận rộn vào mùa thu hoạch quế. Dù vậy, hàng ngày bà Trần Thị Hoa (68 tuổi) vẫn tranh thủ dành thời gian ngồi bên khung dệt, bởi bà rất tâm huyết với nghề truyền thống của người Xơ-đăng.
Trong những ngày cuối tháng 10, tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục xuất hiện mưa dầm kết hợp với triều cường lớn nhất trong 40 năm qua. Ở vùng hạ nguồn, triều cường dâng cao bất thường và lan ngược đến vùng đầu nguồn. Mức độ rủi ro do triều cường ngày càng lan rộng. Hàng chục vụ vỡ đê nước tràn vào nhiều vùng sản xuất, khu dân cư ở các tỉnh như, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng… đã xảy ra.
Hành trình văn hóa doanh nghiệp phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp, từ quan điểm này, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã xây dựng Hành trình Văn hóa lãnh đạo EVNNPC, nhằm tạo sự thay đổi có tính bước ngoặt đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý, góp phần xoay chuyển tư duy quản trị trong tiến trình xây dựng EVNNPC vững mạnh ở cả 3 phương diện: Con người-Quy trình-Công nghệ.
Từng là cây trồng chủ lực giúp đồng bào các dân tộc ở huyện Quế Phong vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do không chú trọng về kỹ thuật chăm sóc nên diện tích chanh leo bị nhiễm bệnh tràn lan khiến người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
Sinh ra và lớn lên ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, do gia đình khó khăn nên mãi đến năm 17 tuổi, chị Vàng Thị Cầu, dân tộc Mông (năm nay 45 tuổi) mới bắt đầu học… lớp 1. Nhưng bằng quyết tâm vượt khó, chị đã theo học hết cấp III và trở thành cô giáo mầm non. Đặc biệt hơn với ý tưởng khôi phục và phát huy nghề dệt lanh của người Mông, chị Cầu đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Lanh Trắng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Lào Cai là tỉnh miền núi, có số lượng người dân sinh sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao, do đó những vấn đề về sức khỏe khi yếu luôn là mối quan tâm của bà con. Từ khi có chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN), trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn người lao động tự do tham gia, với mong muốn về già sẽ có lương hưu, giảm thiểu việc phụ thuộc quá nhiều vào con cháu.
Năm 2010, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã phải hứng chịu trận thiên tai khủng khiếp do lũ quét. Tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách, ngày nay Húc Nghì đã vươn lên mạnh mẽ.
LTS: Kết quả từ cuộc khảo sát quốc gia năm 2015 về tình hình kinh tế-xã hội của 53 DTTS cho thấy, tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 87,55%. Nhưng lao động người DTTS đã và đang đối diện với tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Vì sao lại có nghịch lý này?
Thời gian qua, với phương châm “Phong trào thi đua làm theo lời Bác phải cụ thể, lời nói phải đi đôi với việc làm”, các cấp Hội Phụ nữ Bạc Liêu đã triển khai nhiều mô hình, phần việc thiết thực, hiệu quả như: “Nuôi heo đất”, “Tiết kiệm xây nhà tình thương cho hộ nghèo”, “Tiết kiệm điện”, “Hũ gạo tình thương”, “Chuyển giao vật dụng gia đình cho hộ nghèo”; vận động phụ nữ tích cực tham gia thực hiện mô hình “Nhà nhà treo ảnh Bác”... thu hút đông đảo chị em tham gia.
Những ngày qua, câu chuyện rừng phòng hộ Sóc Sơn bị xẻ thịt gây xôn xao dư luận. Những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra cách đây hơn chục năm nhưng không được xử lý nghiêm minh… Sẽ có không ít bài học rút ra cho công tác quản lý bảo vệ rừng sau vụ việc này. Có điều, rừng đã mất thì khó có thể vãn hồi, còn sợi dây kinh nghiệm thì ngày một dài thêm.