Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bứt phá để về đích

Khánh Thư - 23:32, 22/01/2020

Năm 2020 là năm bản lề quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 và chiến lược 10 năm giai đoạn 2010 - 2020. Những thành tựu trong những năm vừa qua là động lực để đưa con tàu kinh tế nước ta bứt phá để về đích.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị Chính phủ với địa phương về phát triển kinh tế - xã hội 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị Chính phủ với địa phương về phát triển kinh tế - xã hội 2020

Đất nước đã bước qua năm Kỷ Hợi 2019 với những thành tựu rất ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu đó được nêu ra tại Hội nghị Chính phủ với địa phương về phát triển kinh tế xã hội năm 2020 (tổ chức trong hai ngày 30-31/12/2019) đã làm nức lòng người dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, củng cố vững chắc niềm tin về sự phát triển ổn định của đất nước.

Nức lòng là bởi, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong tiến trình phát triển kinh tế, quy mô càng lớn thì càng khó có thể tăng trưởng nhanh; đồng thời tăng trưởng nhanh thì rất khó ổn định kinh tế vỹ mô. Nhưng soi chiếu vào thành tựu kinh tế của nước ta có thể thấy những nghịch lý này đang đảo chiều.

Những năm vừa qua, chúng ta vừa đạt được mức tăng trưởng nhanh vừa mở rộng quy mô nền kinh tế (tổng sản phẩm nội địa-GDP), đồng thời vẫn bảo đảm được sự ổn định vỹ mô. Năm 2019, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng 7,02%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (từ 6,6-6,8%). Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của nước ta cũng đạt 7,08%; trước đó, năm 2016 là 6,21%, năm 2017 đạt 6,81%.

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam

Tăng trưởng cao, GDP liên tục được mở rộng. Năm 2016, GDP của nước ta đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng; năm 2017 đạt 5.006 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2018, GDP tăng lên gần 5.700 nghìn tỷ đồng thì năm 2019 nâng lên gần 5.850 nghìn tỷ đồng.

Năm 2019, chúng ta không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vỹ mô ổn định, lạm phát chỉ 2,79%. Cùng với đó là quy mô xuất nhập khẩu đạt hơn 517 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư kỷ lục gần 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối gần 80 tỷ USD… Đây là những con số mà 10 năm trước chúng ta không thể hình dung được.

Thêm một nghịch lý đang được chứng minh là chưa hẳn đúng khi kết thúc năm tài khóa 2019. Đó là nhận định, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện nguồn lực có hạn, ưu tiên đô thị thì sẽ phải bỏ qua nông thôn. Nhưng thực tế là, chúng ta vừa đẩy nhanh đô thị hóa, đồng thời cũng chú trọng phát triển nông thôn.

Minh chứng là, đến cuối tháng 12/2019, cả nước đã có 4.806 xã (đạt 53,92%) và 111 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 3,92% so với mục tiêu giai đoạn 2010 - 2020. Thu nhập bình quân cũng tăng lên, đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng, cao hơn mức 3,9 triệu đồng/người/tháng của năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4%, giảm 1,3% so với năm 2018.

Nguồn lực đầu tư được bố trí hợp lý góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi
Nguồn lực đầu tư được bố trí hợp lý góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi

Những thành quả kinh tế - xã hội có được trong năm 2019 đã chứng minh rằng, với ý chí, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, cùng với quyết tâm lớn thì không có gì là không thể. Mỗi kết quả đạt được là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đồng thuận, phối hợp của cả hệ thống chính trị và đồng bào cả nước.

Từ nhiều năm nay, vào dịp cuối năm, Chính phủ đều tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để đánh giá, tổng kết lại 1 năm đã qua và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành các mục tiêu phát triển cho năm kế tiếp. Tại hội nghị năm 2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh: “Năm nào tôi cũng muốn nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”.

Bởi theo Thủ tướng, việc tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao như hiện nay trong 2 thập niên tới sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào đúng năm 2045 - cột mốc có ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần lỡ một nhịp tăng trưởng, cột mốc đó sẽ bị lùi lại ít nhất vài năm.

Năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị Chính phủ với địa phương. Tại hội nghị năm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong năm qua là thể hiện của ý chí, khát vọng Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn, Chính phủ và chính quyền các địa phương sẽ cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa, năng động, sáng tạo hơn nữa để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 và cả nhiệm kỳ khóa XII, góp phần xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong đợi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 5 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 5 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 5 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.