Nhiều năm trở lại đây, người dân canh tác lúa trên cánh đồng Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) tỏ ra lo lắng vì tình trạng lúa dại (lúa mọc dại không cùng chủng loại) “vô tư” mọc xen vào ruộng, cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng và ánh sáng với lúa thuần chủng. Loại lúa này không những khó diệt trừ, mà xuất hiện ngày càng nhiều, làm còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và thương hiệu lúa gạo Mường Thanh.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, vùng Thài Khao, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi lên với nhiều toán cướp hoành hành. Đời sống bà con người Mông, Dao nghèo đói với tệ nạn cờ bạc và hủ tục. Lý Văn Quyền khi ấy 30 tuổi được bầu làm trưởng thôn và hành trình đưa Thài Khao bước qua màn sương mù thoát khỏi cuộc sống đói nghèo bắt đầu từ đấy…
Có mặt tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa sau gần một tháng địa phương này phải gánh chịu đợt mưa lũ lịch sử, phá hủy nhiều bản làng và trường lớp học. Thời điểm này, các cấp chính quyền, người dân đang nỗ lực vượt qua mất mát, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Những ngày này, ở khắp mọi nơi, nhất là nơi đô thị rực rỡ sắc đỏ của đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, tiếng trống ếch đã rộn ràng và cả những hộp bánh Trung thu. Nhưng với các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tết Trung thu vẫn còn là một điều gì đó lạ lẫm và có phần xa xỉ...
Sống ở huyện vùng biên Ea Súp (Đăk Lăk) khô cằn khắc nghiệt, bà Vi Thị Mai (dân tộc Thái, SN 1969) đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều mô hình cây trồng khác nhau và đã thành công với mô hình trồng sả lấy tinh dầu, mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân trong vùng.
Với độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví như “Đà Lạt” của Hà Giang. Điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp với cây chè Shan tuyết-được coi là “đệ nhất” chè Hà Giang.
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Trong lần gặp Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tại Chương trình “Khát vọng khởi nghiệp, bừng sáng bản làng” (tháng 5/2017), Là Văn Phong hồn nhiên cất cao tiếng hát về quê hương Quỳnh Nhai. Bài hát là cách Phong giới thiệu về mảnh đất, con người Quỳnh Nhai, nơi “chôn rau cắt rốn” và cũng là mảnh đất em gắn bó máu thịt, khởi nghiệp từ du lịch trên chính tiềm năng lợi thế của quê hương. Là Văn Phong, chàng thanh niên dân tộc Thái, hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai (bản Bó Ban, xã Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) là một trong 23 gương khởi nghiệp điển hình được tuyên dương trong chương trình này...
Thời gian gần đây, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác tuyên truyền cho người dân bằng hình thức nhắn tin trực tiếp đến số điện thoại của người dân. Nhờ đó giúp người dân trên địa bàn tiếp nhận thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, thiên tai... một cách kịp thời, hiệu quả.
Tìm về thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong, huyện Thạch Thất hỏi thăm gia đình làm khuôn bánh Trung thu lâu đời nhất, bà con trong thôn đã chỉ cho tôi tới nhà ông Trần Văn Bản (53 tuổi).
Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL đã tiếp cận được nguồn vốn, huy động thêm các nguồn lực trong phát triển kinh tế, triển khai những kế hoạch ấp ủ mà lâu nay thiếu vốn... nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QÐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đã thực hiện giám sát tại các huyện, thị xã về công tác này. Qua đó, đoàn đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại cần khắc phục.
Các mô hình kinh tế chỉ thực sự phát huy hiệu quả tối đa khi được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều mô hình được xây dựng, ban đầu thì rất thành công nhưng khi nhân rộng lại thất bại. Do đó, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, giám sát thì việc cần làm hiện nay là tháo gỡ những vướng mắc trong quy trình xây dựng-nhân rộng mô hình.
Theo đánh giá của Cục An toàn Lao động, sự chủ quan, thờ ơ của người lao động và người sử dụng lao động là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc. Bởi vậy, để những quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đi vào cuộc sống thì việc tăng cường công tác truyền thông là một trong những giải pháp có vai trò đặc biệt quan trọng.
“Dẫu tận cùng đau đớn, vẫn phải cần có nhau”-Câu châm ngôn được những thân phận có tâm hồn luôn căng tràn khát vọng nhưng lại mang trên mình căn bệnh phong quái ác ở Làng phong Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định) tự đúc rút ra và thủ thỉ vào tai nhau mỗi khi bình minh ló rạng. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, nghị lực được nhân lên bởi những san sẻ yêu thương, những chăm chút tận tình của các nhân viên y tế, các nhà hảo tâm. Có người bệnh nhẹ, điều trị khỏi về nơi phồn hoa nhưng rồi nhớ làng đến da diết lại khăn gói quay về.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một hướng đi tất yếu, nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, để OCOP đi đúng hướng thì rất cần sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân.
“Trận lũ lụt vừa rồi vườn rau của em mất trắng. Em lại phải bắt tay khôi phục, trồng lại rau từ đầu…”. Giàng A Dạy, chàng thanh niên dân tộc Mông, bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã không dấu được nỗi buồn khi tâm sự cùng chúng tôi và chúng tôi cũng cảm nhận ở em sự quyết tâm sắt đá, không chùn bước trước mọi khó khăn. Đi lên từ gian khó, từ mảnh đất cằn quê hương, Dạy đã chứng minh cho mọi người thấy, thành công từ nông nghiệp ở bản làng. Câu chuyện khởi nghiệp của Giàng A Dạy đã truyền cảm hứng cho biết bao thanh niên DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Theo tuyến Tỉnh lộ 677 từ xã Đăk Ruồng-Đăk Kôi, đến đoạn thôn 1, xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy, Kom Tum), nhìn về hướng Tây, sẽ nhìn vườn chuối mốc xanh tươi trải dài gần kín cả một sườn đồi. Đó là rẫy chuối của ông Phan Mộng Hùng.
Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.
Hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch bơ booth (bơ muộn). Khác với những năm trước, năm nay loại bơ này đang đối diện với tình trạng mất mùa và đặc biệt là giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.