Khi hai vợ chồng người Dao thôn Làng Chẩu 1, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) quả quyết rằng, con số hơn 8 nghìn cây chổi chít mà anh chị giao bán được trong một năm là mức bình thường so với nhiều hộ ở đây, tôi đã nghi hoặc. Và đến khi được mục sở thị chứng kiến sự nhộn nhịp, tấp nập của làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm thì tôi ngỡ ngàng bao điều…
Dám nghĩ, dám làm, bản lĩnh, mạnh dạn, tự tin, nỗ lực vươn lên... nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khẳng định mình từ nhiều vị trí trong xã hội, nhiều việc làm có ích trên con đường lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, cống hiến cho cộng đồng và xã hội.
Làng nghề hầm than ở xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng được hình thành và phát triển hơn 50 năm và đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2008. Tuy nhiên, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 17 về môi trường đối với làng nghề hầm than khó có thể đạt được.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành trên cả nước, bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện, các ngành chức năng, những hộ nuôi lợn trên địa bàn huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đang thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh dịch này xâm nhập vào địa phương, giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Sôi động, ấn tượng, đặc sắc, để lại nhiều dư âm tốt đẹp trong lòng bạn bè trong và ngoài nước, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 đã khép lại vào ngày 16/3 vừa qua. Lễ hội đã thật sự mang lại luồng gió mới cho người làm cà phê Việt nam.
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp được đông đảo đoàn viên-thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện Đam Rông (Lâm Đồng) nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo của thanh niên trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
Sự quấn quyện cái mộc mạc, chất phác với chất lượng, vị đậm đà riêng của cá cơm hấp do chính tay những ngư dân miền nắng gió ở làng cá Cà Ná (xã Cà Ná, Thuận Nam, Ninh Thuận) tạo nên đã tự thân tỏa ra lực hút kéo chân thực khách từ đồng bằng tụ đến, từ cao nguyên đổ về, từ bên kia bán cầu lưu lại để thưởng thức, chọn mua.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng chủ yếu chạy theo số lượng, chưa chú trọng chất lượng nên giá trị thu về còn thấp. Vì vậy, việc phát triển cà phê đặc sản, chú trọng nâng cao chất lượng là hướng đi tất yếu để nâng tầm cà phê Việt.
Là tỉnh biên giới có cửa khẩu quốc tế giáp với nước bạn Trung Quốc, nhiều đường mòn lối mở, Lào Cai được xác định là địa phương có nhiều nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào địa bàn. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn.
Trong thời gian gần đây, người trồng mía ở Thanh Hóa vô cùng lo lắng bởi cây mía liên tục rớt giá. Hiện không ít hộ đã bỏ nhiều diện tích trồng mía và loay hoay chuyển đổi cây trồng. Tuy nhiên, ý kiến của các cơ quan chuyên môn cho rằng, đây không phải là giải pháp tốt, mà cần có sự thay đổi tích cực hơn về tư duy sản xuất.
Sau 7 năm trồng thí điểm trên 2.000ha cây mắc ca tại các huyện: Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đến nay, hầu hết số diện tích này đã cho thu hoạch. So với một số cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế mắc ca mang lại cao hơn hẳn, chỉ sau 3-4 năm cây cho sản lượng quả tươi đạt khoảng 9,4 tấn/ha và doanh thu từ năm thứ 8 trở đi có thể đạt 250 triệu đồng/ha. Do vậy, mắc ca được kỳ vọng sẽ là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương của tỉnh Điện Biên.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có hơn 280.000ha nuôi tôm, sản lượng đạt khoảng 176.500 tấn, năng suất bình quân ước đạt 628kg/ha/năm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp 9.450ha, trong đó có hơn 2.000ha nuôi tôm siêu thâm canh, với năng suất từ 40–50 tấn/ha/vụ. Để giữ được năng suất năm sau cao hơn năm trước, chính quyền các vùng nuôi tôm và người dân trong tỉnh rất chú trọng thay đổi phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thích ứng với BĐKH, nâng cao hiệu quả sản xuất, thân thiện với môi trường.
Trên các cánh đồng muối ở nhiều địa phương như: TP. Bà Rịa, huyện Long Điền, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu), diêm dân đang tất bật thu hoạch vụ muối năm 2018-2019. Hiện đang vào thời điểm chính vụ muối, thời tiết thuận lợi, nắng nóng, gió mạnh làm tăng độ mặn, thời gian kết tinh muối nhanh, cho năng suất cao, giá muối cũng đạt mức kỷ lục trong 5 năm lại đây.
Khi còn trong chiến tranh bà là người giành giật sự sống cho đồng chí, đồng đội, nhân dân dưới mưa bom, bão đạn của quân thù. Đến tuổi thuộc hàng xưa nay hiếm (83 tuổi), nữ Đại tá Phạm Thị Minh Lý, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vẫn luôn sống và nghĩ cho mọi người. Nhiều thế hệ biết bà qua cái tên thân mật “Mười Hoa”.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn các bản Bon A, Lóng Luông, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Thực hiện đề án hỗ trợ đóng mới tàu thuyền, từ 2012 - 2015, nhiều ngư dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã đóng mới và hoàn thiện thủ tục, nhưng gần 4 năm nay, hàng chục gia đình vẫn mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ đóng tàu.
Được sự quan tâm của huyện và trước yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, (Kon Tum) huy động các nguồn lực và sức dân tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Với quyết tâm cao nhất, xã Sa Nghĩa đang phấn đấu về đích NTM vào cuối năm nay.
Tốt nghiệp ngành sư phạm, ra trường đi dạy học được một năm, cô giáo dân tộc Mường, Lò Thị Trang quyết định chọn về xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, quê hương mình để cùng bà con làm du lịch cộng đồng.
Những ngày này, người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đứng ngồi không yên trước thông tin dịch tả lợn châu Phi vừa xuất hiện tại một số tỉnh lân cận. Điều đó, đòi hỏi các ngành chức năng cần tích cực vào cuộc hơn nữa để hỗ trợ người dân phòng ngừa dịch bệnh.
Từ khi được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản, chị Hồ Thị Men, dân tộc Vân Kiều đã không ngừng nỗ lực cùng bà con bản Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị vượt qua khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Từ một bản chủ yếu là hộ nghèo, với sự năng động, chị đã giúp người Vân Kiều ở đây có cuộc sống yên bình, ổn định, đời sống văn hóa được đảm bảo… Hiện nay, bản Tà Lao đang từng ngày đổi thay…