Trong bài nghiên cứu đăng trên trang web của Viện Chính sách công và các vấn đề toàn cầu của Canada, tác giả Goran Samuel Pesic-chuyên gia về các vấn đề chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh-chỉ ra rằng, hiện nay tội phạm mạng đang phát triển theo cấp số nhân, nhanh tới mức các cơ quan chức năng của Canada khó có thể triển khai các biện pháp đối phó.
Năm 2013, ông Lê Viết Sơn, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình thành lập hợp tác xã (HTX) mây tre đan Vân Sơn. Sau thời gian tìm tòi học hỏi, đầu tư đến nay, sản phẩm mây tre đan của HTX đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và trên đường hội nhập.
Là người dân tộc Pà Thẻn nhưng ông Thạch Văn Túc biết cả tiếng Dao, Tày, Nùng, mông… Suốt hàng chục năm làm trưởng thôn rồi bí thư chi bộ, ông trở thành chỗ dựa tinh thần cho bà con thôn Đồng mộc, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Từ việc giải quyết mâu thuẫn trong mỗi gia đình, dòng họ… đến việc trồng rừng, làm kinh tế, ông Túc đều lo chu toàn.
Họ là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín… bình dị, gần gũi, và luôn sẻ chia cùng bà con dân bản. Những việc gì có lợi cho người dân thì dù khó khăn họ cũng cố gắng để thực hiện, việc không có lợi cho cuộc sống của bà con nhất thiết bài trừ. Tấm lòng, trách nhiệm của họ đã góp phần giúp đồng bào vùng cao có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Nhóm nghiên cứu thuộc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng vừa phát hiện thêm 44 hang động mới trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Bước đầu nhóm nghiên cứu đã tiếp cận, xác định được tọa độ và tiến hành mô tả cơ bản các hang động này.
Giai đoạn 2010-2017, thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1965/QĐ-TTg, TP . Hà nội đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 172.514 lao động nông thôn; đa phần lao động sau học nghề đã có việc làm, thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu gắn công tác đào tạo với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu thì Hà nội vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tin
Huyện Ninh Phước là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, đông nhất của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có trên 48.000 người Chăm. Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững ở các làng Chăm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Xác định học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh đã và đang tích cực giúp đỡ đồng bào các dân tộc trên biên giới về mọi mặt. Nhờ đó, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo, tình quân dân được thắt chặt.
Sau gần 10 nghiên cứu, tìm tòi để phát triển kinh tế trên quê hương của mình, chàng trai Vàng Văn Sưởng, dân tộc Giáy ở thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất tinh dầu dược liệu. Để mở rộng mô hình, Vàng Văn Sưởng đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Mường Kim giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm.
Do mưa lớn kéo dài, chiều 3/8 tại hai xã Mù Sang và Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu), đã xảy ra sạt lở đất khiến 15 người thương vong. Đến thời điểm này, tỉnh Lai Châu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018- 2020” ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Việc thực hiện tốt, chương trình là đòn bẩy tạo điều kiện để các sản phẩm của người dân nông thôn, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi có cơ hội phát triển, vươn xa ra thị trường.
Thượng Trạch là xã thuộc khu vực biên giới thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình, điều kiện kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách hỗ trợ, đầu tư… được xem là “cú hích” khơi dậy các tiềm năng để phát triển, giúp người dân sống ở khu vực này có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu, trên cơ sở các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (như dịch vụ sử dụng đường bộ BOT, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế).
Hiện tại trên địa bàn tỉnh, một số địa phương đang bước vào vụ thu hoạch lúa Hè - Thu. Địa phương đang có diện tích thu hoạch lúa rộ là huyện Mỹ Tú với diện tích đã thu hoạch xong khoảng hơn 400ha.
Rừng U Minh là vùng đất trù phú và màu mỡ, từ vùng đất này, nhiều loại cây hoang dại đã sinh sôi, phát triển, điển hình là dây giác, cây sậy và cây nhàu... Trước đây, các loại cây này người dân rất ít quan tâm đến, nhưng nay thì khác, các loại cây này không chỉ tạo việc làm ổn định mà còn mang đến nguồn thu nhập tương đối lớn, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Giá lợn hơi đang tăng cao không đồng đều tại các địa phương và tùy thuộc chất lượng lợn.
Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết “tam nông”, 10 năm qua, ngành công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương đã tham mưu, xây dựng để các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo “cú hích” phát triển vùng DTTS và miền núi.
Bằng khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những người nông dân xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã vượt qua khó khăn chinh phục cánh đồng quanh năm ngập nước, kém hiệu quả để biến thành những mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập cao…
Cách đây vài hôm, tôi tình cờ đọc được tùy bút “Cơn bấc tinh nghịch” của tác giả Hoàng Công Tâm. Tùy bút có đoạn da diết nhớ về con gà tàu chút chít của thời thơ dại: “Nhớ món đồ chơi quê mùa mà bà đã mua về cho mỗi đứa cháu mỗi lần bà đi chợ tỉnh, những con gà bằng đất sét vừa biết gáy ò ó o đánh thức mọi người trong buổi bình mình, vừa biết cục ta cục tác gọi đàn con nhỏ đến thưởng thức miếng mồi ngon vừa kiếm được. Ôi! Nhớ làm sao cái con gà tàu chút chít của một thời thơ dại”.
Quyết liệt giữ cuộc sống bình yên, bài trừ và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi các thôn xóm, hướng đến xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược của huyện miền núi Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) trong việc thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.