Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Lăk: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách

PV - 14:57, 06/09/2019

Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, hoạt động tín dụng chính sách đã có nhiều thay đổi tích cực. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn chính sách phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Tiếp sức cho người dân

Năm 2016, nhờ vốn vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), gia đình anh Nguyễn Văn Dương ở thôn Đài Đồng, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn đã đầu tư nuôi 1 cặp bò sinh sản. Nhờ chăm sóc, phòng bệnh gia súc chu đáo, chăn nuôi đúng kỹ thuật, hiện nay gia đình anh đang có 5 con bò, 4 con bê trị giá 200 triệu đồng.

Năm 2018, sau khi gia đình anh đã trả hết số nợ, gia đình anh đã đầu tư kết hợp trồng cây ăn quả. Anh Dương tâm sự: “Nhờ vốn vay ưu đãi kịp thời, nhanh chóng của NHCSXH, mà gia đình chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi cũng như bao gia đình khác rất cảm ơn NHCSXH đã tạo điều kiện, cơ hội cho chúng tôi được tiếp cận và vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống”.

Nhờ vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Văn Dương, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) đã có điều kiện phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập. Nhờ vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Văn Dương, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) đã có điều kiện phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập.

Hay như gia đình anh Y Din KTLa, dân tộc Ê-đê, thuộc diện hộ nghèo nhiều năm liền trên địa bàn buôn Sút MĐưng, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar. Năm 2016, gia đình anh vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của NHCSXH để khai hoang mở rộng diện tích trồng cà phê và nuôi lợn rừng. Sau thời gian chăm chỉ lao động, gia đình anh đã trả được toàn bộ số nợ vay ngân hàng và đầu tư mở rộng vườn cà phê giống, hồ tiêu và trồng xen canh cây bơ để tạo thêm thu nhập cho gia đình.

Gia đình anh Dương và gia đình anh Y Din KTLa chỉ là những ví dụ về hiệu quả tín dụng chính sách trong vùng đồng bào DTTS. Bởi theo thống kê, trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 299.271 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách phát triển kinh tế, với số tiền lên tới 6.761 tỷ đồng.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn

Tính đến tháng 6/2019, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Đăk Lăk đạt 4.663 tỷ đồng, tăng 1,661 tỷ đồng so với cuối năm 2014 (tỷ lệ tăng bình quân hằng năm đạt trên 10%), trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH tỉnh đạt 217,7 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Chị Phạm Thị Trâm, xã Đray Bhăng, huyện Cưkuin vay 20 triệu đồng đầu tư trồng nấm bào ngư, mỗi năm trừ chi phí mang lại cho chị thu nhập hơn 40 triệu đồng. Chị Phạm Thị Trâm, xã Đray Bhăng, huyện Cưkuin vay 20 triệu đồng đầu tư trồng nấm bào ngư, mỗi năm trừ chi phí mang lại cho chị thu nhập hơn 40 triệu đồng.

Điều phấn khởi là, vốn vay NHCSXH đã đầu tư đúng đối tượng, có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người dân trên địa bàn. Nhờ đó, giai đoạn 2014-2015, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 10,02% xuống còn 6,01%; giai đoạn 2016-2018 giảm từ 19,37% xuống còn 12,81% (theo chuẩn nghèo đa chiều); đến nay có 43 xã trên địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Nguyễn Tử Ân, Giám đốc NHCSXH tỉnh Đăk Lăk chia sẻ: Ngay sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Đăk Lăk đã huy động mọi nguồn lực để tạo lập nguồn vốn, mở rộng cho vay trên địa bàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH tỉnh Đăk Lăk cũng đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến tất cả các thôn, buôn ở 183 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn với 4.222 Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có trên 202 nghìn hộ được vay vốn, với tổng dư nợ hơn 4.659 tỷ đồng, tăng gần 291 tỷ đồng so với cuối năm 2018, từ nguồn vốn vay đã có nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách từng bước cải thiện, nâng cao đời sống, trong đó nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo; ngoài ra hàng chục nghìn lao động có thêm việc làm,…

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40, NHCSXH tỉnh Đăk Lăk đang đẩy mạnh công tác huy động mọi nguồn lực, ưu tiên tăng vốn vay cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tích cực tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến mới về nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động vươn lên của các tầng lớp cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong việc sử dụng nguồn vốn chính sách đầu tư có hiệu quả vào Chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM.

PHƯƠNG LINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 9 phút trước
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 38 phút trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 44 phút trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 52 phút trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.