Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trở lại đèo Phượng Hoàng những ngày tháng Tư

PV - 09:04, 27/04/2019

Những ngày tháng Tư lịch sử, đi dọc đèo Phượng Hoàng (nằm trên Quốc lộ 26 giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa), dừng lại ở những buôn làng nơi chiến trường xưa mới thấy được những đổi thay kỳ diệu trên vùng đất này.

Chiến tranh đã lùi xa, những buôn làng dưới chân đèo Phượng Hoàng giờ đây đã trở nên trù phú, no ấm. Chiến tranh đã lùi xa, những buôn làng dưới chân đèo Phượng Hoàng giờ đây đã trở nên trù phú, no ấm.

“Tiếp lửa” thời khắc lịch sử

Băng qua nhiều vách núi hùng vĩ, đèo Phượng Hoàng đã thể hiện tầm quan trọng mang tính chiến lược, đó là kết nối duyên hải miền Trung với Tây Nguyên. Đầu đèo là xã Ea Trang (Ma Đ’rắk, Đăk Lăk), cuối đèo là xã Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa).

Cựu chiến binh Sư đoàn 10 (thuộc Quân đoàn 3) Lê Văn Tĩnh từng tham gia chiến đấu trên cung đèo này hồi tưởng lại, kể rằng: Mỗi khi trở lại đèo Phượng Hoàng như là sự trở về của ký ức hào hùng với hoài niệm tự hào lẫn bi tráng. Mùa Xuân năm 1975, sau khi tham gia kháng chiến và giải phóng Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 10 được giao nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt và chọc thủng tuyến phòng thủ của địch trên đường 21 (nay là Quốc lộ 26-Đèo Phượng Hoàng). Để đối phó với Sư đoàn 10, địch bố trí Lữ đoàn Dù số 3 của ngụy quân cùng một số lực lượng mạnh tạo nên “lá chắn thép” ở đèo Phượng Hoàng.

Với quyết tâm mạnh mẽ, đoàn kết và ý chí kiên cường, trong các ngày 30, 31/3 đến chiều 1/4/1975 lực lượng ta đã đánh tan nhiều cứ điểm của địch dọc đèo. Tinh thần quả cảm, sáng tạo của ta đã khiến chúng thất bại, ta tiêu diệt và bắt sống 4.000 tên, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Đến ngày 2/4, Sư đoàn 10 tiếp tục tiến xuống làm chủ Ninh Hòa rồi giải phóng Nha Trang. Sau đó di chuyển vào Nam góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, thống nhất đất nước.

Con đèo xưa hứng chịu chất chồng đau thương giờ bao bọc cho nhiều buôn làng. Dưới con đèo là thảo nguyên Ma Đ’rắk, với những cánh đồng trù phú.

Ký ức xưa dội về, già làng Y Tung ở xã Ea Trang (Ma Đ’rắk) bừng lên niềm tự hào: Lòng yêu Tổ quốc, yêu Bác Hồ, theo Đảng của cộng đồng các dân tộc ở đây luôn son sắt. Xưa chịu đạn cày, bom xới là vậy, nay cũng vậy. Suốt những ngày cuối tháng Tư năm 1975, nhà nhà đều rộn rã niềm hân hoan. Ngay sau đó là những cuộc họp buôn nêu bật quyết tâm, phải từng bước đánh tan “giặc đói”. Người nọ nhắn nhủ với người kia rằng: Sự cần cù lao động cộng với yêu thương và niềm tin chính là sức mạnh vươn lên.

Cái đói chỉ còn trong ký ức, cựu chiến binh Trần Hữu Thực (xã Ninh Sim, Ninh Hòa, Khánh Hòa) tự tin: “Lửa” truyền thống luôn hừng hực trong lòng mỗi người. Những ngày đánh địch trên đèo quyết liệt thì hòa bình cũng phải lao động hăng say. Từ trong bộn bề hoang tàn, chúng tôi đã lập nên hàng trăm đội, nhóm sản xuất để hỗ trợ nhau gây dựng cuộc sống mới. Nay, nhiều nhà đã có của ăn, của để, có phương tiện nghe nhìn, đi lại, đời sống từng ngày đổi mới.

Xây dựng cuộc sống giàu đẹp

Để vơi bớt những mệt nhọc thường nhật, mỗi dịp Lễ, đặc biệt là ngày 30/4-1/5 các buôn làng lại quây quần nghĩ ra một “đặc sản” văn hóa, văn nghệ để biểu diễn. Thuộc hàng chục bài Pô Khan (hát kể sử thi), ông A Thông, người Ê-đê ở xã Ea Trang khoe: Mình đã truyền được cho 50 cháu thanh niên rồi. Chúng rất thích. Năm nào cũng vậy, để kỷ niệm ngày trọng đại của tháng 4/1975, chúng tôi đều đến nhiều xã khác giao lưu các bài Pô Khan. Những câu chuyện kể, điệu hát đều tập trung chủ yếu ca ngợi tình nghĩa xóm giềng; bình đẳng; vai trò của lao động và tầm quan trọng của người phụ nữ… trong việc xây dựng nếp sống mới. Văn hóa truyền thống lan đến đâu, tệ nạn giảm đến đó. Đến nay, trải đều ở nhiều xã của Ma Đ’rắk đã hình thành hàng chục đội, câu lạc bộ văn hóa-văn nghệ mà nòng cốt chính là những nông dân.

Ở miền Bắc vào từ những ngày sau giải phóng, hàng chục nông dân người Mông ở xã Cư San (Ma Đ’rắk) lấy những điệu khèn, bài múa làm quà tặng các cư dân nơi đây. Có đôi tay điêu luyện trong việc may trang phục người Mông, chị Lý Thị Dí (thôn 7, xã Cư San) tâm tình: Trang phục của người Mông phải may chuẩn từ váy, áo, yếm lưng, khăn quấn đầu… Trang phục càng đẹp và ấn tượng thì điệu khèn, bài múa càng đi sâu vào lòng người hơn, hấp dẫn hơn.

Sự ngân vang của tiếng khèn Mông, sự trầm bổng của những điệu Pô Khan đã khiến cho khắp các buôn làng quanh đèo Phượng Hoàng như đón nhận thêm một luồng gió mát trong phong trào văn hóa-văn nghệ. Chính những buổi giao lưu là sợi dây đặc biệt kết nối cộng đồng, xóa bỏ mọi mâu thuẫn.

Còn xã Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa), nơi phía cuối đèo Phượng Hoàng, ý thức sâu sắc giá trị của cuộc sống ấm no, yên bình và những mất mát to lớn của thế hệ cha ông trong chiến tranh nên người dân luôn tâm niệm “làm điều xấu là có tội lỗi với những người đã hy sinh năm 1975 trên đèo Phượng Hoàng”. Bởi vậy, khi vào rừng bà con chỉ chặt cái cành, thấy dòng suối trong không được xâm hại. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân xã còn thành lập hàng chục chi hội để phát triển mạnh mẽ các mô hình như: “Nuôi heo đất xây mái ấm”; “Cùng nhau bảo vệ cây thuốc quý”; “Mỗi ngày một việc tốt”; “Sáng tạo sản xuất trên thảo nguyên”… Đến nay, Ninh Sim đã có trên 100 hộ khá giả, không còn hộ đói, trẻ em đến trường đầy đủ.

Chiến tranh đã lùi xa 44 năm, các thảo nguyên quanh đèo Phượng Hoàng lửa đạn ngày nào nay đã tạo sự màu mỡ giúp cho người dân nơi đây một cuộc sống mới ngày càng đổi thay, no ấm...

ĐÔNG HƯNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trái vải thiều Việt Nam trên kệ hàng quốc tế

Trái vải thiều Việt Nam trên kệ hàng quốc tế

Việc đưa trái vải Việt Nam vào hệ thống bán lẻ lớn tại Mỹ không chỉ là thành công về thương mại mà còn khẳng định giá trị chuỗi cung ứng nông sản thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị thu mua và nhà sản xuất để đưa trái vải vào hệ thống bán lẻ quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
Trắng tay sau lũ

Trắng tay sau lũ

Phóng sự - Thanh Hải - 23:18, 26/07/2025
Đặt chân đến bản Cửa Rào 2 (Tương Dương, Nghệ An), thì lũ dữ đã lùi xa đến mấy mét. Dòng sông Cả đã hiền hòa trở lại. Duy chỉ có màu nước thì vẫn quạch đỏ, đỏ như đôi mắt ráo hoảnh của chính những người dân đã mất nhà nơi ấy.
Bộ đội Biên phòng tiếp tế lương thực cho người dân vùng lũ

Bộ đội Biên phòng tiếp tế lương thực cho người dân vùng lũ

Tin tức - Minh Anh - 20:51, 26/07/2025
Ngày 26/7/2025, Đồn Biên phòng Mường Ải thuộc Ban Chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 4, Quân Khu 4, Bộ Quốc phòng tổ chức hành quân cấp phát lương thực cho Nhân dân tại xã Mường Típ, tỉnh Nghệ An.
Người phụ nữ mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn

Người phụ nữ mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 19:47, 26/07/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra quyết định truy tìm một phụ nữ trú tại đặc khu Phú Quốc đã mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn.
Sẽ tổ chức Triển lãm “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh” với 880 tư liệu và bức ảnh

Sẽ tổ chức Triển lãm “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh” với 880 tư liệu và bức ảnh

Tin tức - Minh Nhật - 17:12, 26/07/2025
Theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành về tổ chức Triển lãm tư liệu nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), với chủ đề “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh”.
Triệt phá ổ nhóm lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến xuyên quốc gia

Triệt phá ổ nhóm lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến xuyên quốc gia

Pháp luật - Minh Nhật - 17:09, 26/07/2025
Một ổ nhóm lừa đảo do Hưng cầm đầu, trú tại Phnom Penh (Campuchia), đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều nạn nhân trong nước với thủ đoạn sử dụng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến "Tình yêu 2.1", "Kết nối yêu thương"…
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Thủ tướng thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Đường 9

Thủ tướng thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Đường 9

Thời sự - PV - 16:32, 26/07/2025
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng; dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm nếu dịch tả lợn lan rộng

Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm nếu dịch tả lợn lan rộng

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 14:53, 26/07/2025
Chủ tịch UBND các xã, phường ở Đà Nẵng phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm dẫn đến dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại lớn trên địa bàn.
Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 14:43, 26/07/2025
Ngày 26/7, ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Đà Nẵng (trực thuộc Ban Quản lý Rừng đặc dụng TP. Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa phát hiện thêm một chú voi con mới sinh trong lâm phận khu bảo tồn.
Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13:20, 26/07/2025
“Nhà cũ thì hư hỏng nhiều, mưa là dột hết, trần hỏng hết cả. Giờ có căn nhà mới, tôi thấy rất phấn khởi, biết ơn Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đặc biệt, mùa mưa bão sắp tới cũng yên tâm hơn nhiều”, ông Vi Văn Dường (thôn Khe Lánh, xã Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) là thân nhân liệt sĩ chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thời sự - PV - 11:40, 26/07/2025
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại thành phố Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); thăm một số công trình, dự án trên địa bàn. Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.