Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được Nghệ An triển khai ở hầu hết ở các địa phương. Tuy nhiên, để tìm ra sản phẩm đặc trưng mang tính thương hiệu vùng miền, từ đó tăng giá trị sản phẩm thì Nghệ An còn rất nhiều việc phải làm.
Giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động (LĐ) là giải pháp quan trọng để giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, công tác GQVL tuy đạt nhiều kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn hàng loạt những “nút thắt” cần được tập trung tháo gỡ, nhằm khai thác, phát huy lợi thế của “dân số vàng”.
Bát Tràng là một trong những làng nghề tiêu biểu của Thủ đô, với nhiều sản phẩm gốm sứ tinh tế. Trong 2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) năm 2019 của UBND TP. Hà Nội, Bát Tràng có 4 sản phẩm của 2 chủ thể có tiềm năng đạt 5 sao để trở thành sản phẩm OCOP quốc gia.
Dịch Covid-19 xảy ra khiến cho cuộc sống của nhiều người lao động bị ảnh hưởng. Tại Lâm Đồng, hàng trăm doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, nhiều công nhân mất việc. Cùng với việc vận động các chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà, kêu gọi tổ chức, cá nhân chia sẻ khó khăn với người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các cấp đã lập danh sách người lao động bị ảnh hưởng để có những hỗ trợ kịp thời.
Đây là mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Lào Cai lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được tổ chức trong 2 ngày 14-15/5/2020
Kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kê tại 131.000 doanh nghiệp trên cả nước và báo cáo của 59 tỉnh, thành về ảnh hưởng của dịch Covid-19, ghi nhận đến giữa tháng 4/2020 có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên. Đến thời điểm hiện tại, khi chúng ta cơ bản khống chế được dịch, câu hỏi tiếp tục đặt ra là: Hướng đi cho lao động hậu dịch Covid-19?
Nhằm giúp các hội viên nâng cao trình độ sản xuất, tạo sinh kế trong thời đại mới, thời gian vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã chủ động áp dụng nhiều cách làm mới hiệu quả, thu hút hội viên tham gia.
Những năm qua, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) đã lan tỏa rộng khắp trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thu hút đông đảo hội viên Hội Nông dân tham gia. Từ phong trào này, nhiều nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lâu nay, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở miền núi vốn đã gặp nhiều khó khăn do các rào cản về vị trí địa lý và tiếp cận thông tin. Trong đại dịch Covid-19, đây cũng là nhóm đối tượng bị tổn thương nhất.
Thị trường lao động - việc làm (LĐ-VL) sẽ có những biến đổi ra sao sau khi dịch Covid-19 được khống chế? Các chính sách sẽ được tiếp cận từ góc độ nào để vực dậy thị trường LĐ-VL, nhất là đối với những LĐ yếu thế?... Có rất nhiều những câu hỏi đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách thời hậu dịch.
Để chuyển cá, tôm, mực khô cho đồng bào dân tộc Chơ-ro hoặc người dân giữa rừng Bưng Riềng, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), những vạn chài đã làm lụng rất nhiều khâu từ xẻ cá, phơi khô đến đóng gói vận chuyển. Họ là những vạn chài ở làng chài Phước Tỉnh, huyện Long Điền ( Bà Rịa - Vũng Tàu). Người dân quen gọi họ là những người “đưa biển lên rừng”.
Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không chỉ được biết đến là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà còn nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Nhờ những con người tâm huyết, miệt mài “giữ lửa” cho nghề, trải qua nhiều thăng trầm, nghề chiếu cói làng An Xá vẫn được lưu giữ và phát triển.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải tìm mọi cách để hỗ trợ các đối tượng yếu thế, người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn, tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, TP. Hà Nội đã triển khai tích cực nhiều giải pháp hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn.
“Người dân trong xã chủ yếu là DTTS, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đã cố găng hết sức để phát huy sức trẻ của thanh niên, kết nối, huy động mọi nguồn lực hướng tới cộng đồng…”, đó là chia sẻ của anh Ma Đại Duy, Bí thư Đoàn xã Yên Hoa, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Với những đóng góp của mình, Ma Đại Duy là cán bộ Đoàn duy nhất của tỉnh Tuyên Quang được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.
Thay vì đến các trung tâm hay các trại nấm để học nghề, chị Trần Thị Dơn ở thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh (Gia Lai) lại thành công bằng việc học trồng nấm qua mạng Internet. Chị đang là điển hình kinh tế tại địa phương, với nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bằng ý chí, khát vọng thoát nghèo, nhiều thanh niên DTTS sinh sống ở những địa bàn khó khăn của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế gia đình, đóng góp cho sự phát triển của địa phương, trở thành những tấm gương cho nhiều người noi theo.
Tạo việc làm, tăng tính liên kết trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm… là điều dễ nhận thấy nhất của kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Trong điều kiện còn nhiều khó khăn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc phát huy vai trò của HTX là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong thực hiện Đề án Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi sắp tới, Liên minh HTX Việt Nam đã, đang có nhiều nỗ lực để chung tay thực hiện hiệu quả Đề án này.
Bằng ý chí, nghị lực nhiều đoàn viên thanh niên ở tỉnh Điện Biên đã vượt qua khó khăn thử thách, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Họ không những trở thành triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn tạo cơ hội cho nhiều thanh niên khác có việc làm, vươn lên phát triển kinh tế.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải chưa đồng bộ nên làng nghề nước mắm An Dương, xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, (Thừa Thiên - Huế)) luôn trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền địa phương cũng đã đưa ra các giải pháp xử lý, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời.
Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2015 - 2020, Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Nhờ đó, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nghề tạo việc làm trên địa bàn.