Đã hàng chục năm qua, người dân thôn 8 Hợp Hòa, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã gắn bó với nghề đan rọ tôm. Mang tiếng là nghề phụ thế nhưng đan rọ tôm mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Cao Lan nơi đây.
Thôn Là A thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) có nhiều người dân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglai. Các sản phẩm đan lát từ mây tre gắn bó thiết thân với đời sống của người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình.
Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay còn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Làng nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang. Từ bao đời nay, kỹ thuật luyện đồng Đại Bái không ngừng hoàn thiện và tinh xảo.
Theo Bộ LĐTB&XH, tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài. Công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng được nâng cao. Kết quả đó có đóng góp rất lớn của truyền thông đến người dân, tuy nhiên công tác này vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.
Theo báo cáo của Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến nay, nhà trường đã tuyển sinh lao động là người DTTS thuộc 41 thành phần dân tộc vào học nghề và làm việc tại các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp TKV.
Hiện nay, nhiều lao động ở tỉnh Cao Bằng đã bắt đầu chọn nghề sửa chữa máy móc để theo học, vì nhận ra tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn, miền núi khi nông nghiệp đang dần dần được cơ giới hóa.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 36 nghề, với 118 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), trong đó có 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận. Có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt, gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất TTCN.
Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Na Hang (gọi tắt là Trung tâm) đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn mở nhiều lớp dạy nghề phù hợp với đối tượng và nhu cầu lao động của thị trường. Sau khi được dạy nghề, nhiều lao động đã áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Tỉnh Đăk Nông có 40 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có trang phục truyền thống đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa thổ cẩm phong phú, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới nghề dệt thổ cẩm mai một dần. Để khôi phục nghề dệt, tạo thêm thu nhập cho bà con, những năm qua, các cấp ngành tỉnh Đăk Nông mở nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại các bon, buôn và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Thời gian qua, việc phát triển kinh tế hợp tác (KTHT), hợp tác xã (HTX) luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Với gần 8 triệu thành viên, khu vực kinh tế này đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nước ta khoảng 10% mỗi năm. Tuy nhiên, với tiềm năng to lớn của nước ta thì kết quả trên lại chưa hề tương xứng, vẫn còn nhiều rào cản hạn chế khu vực này phát triển.
Trước đây người Mông ở Tấu Lìn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) phải vất vả lên núi săn mật ong rừng, nhưng nay chỉ cần ra vườn là có. Bằng cách “dụ” những chú ong ngày ngày chăm chỉ lên rừng hút mật, tạo ra thứ mật ong ngọt ngào, người Mông nơi đây đã sở hữu sản vật núi rừng thật đặc biệt.
Gốm Bồ Bát có mặt hầu hết trong các đền thuộc di tích lịch sử cố đô Hoa Lư. Loại gốm này được làm bởi nguồn đất sét trắng, quý hiếm chỉ ở vùng Yên Thành mới có. Loại đất này có đặc điểm tạo nên dòng men với độ trắng cao và thời gian nung chỉ bằng 50 - 70% so với các loại đất khác, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng về độ mịn, cứng. Sản phẩm sau khi nung ít bị nứt, vỡ.
Ngoài việc đẩy mạnh kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng, miền cần được tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác nhằm thu hút khách hàng. Vì thế, việc tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm đặc trưng vùng, miền đang là yêu cầu đặt ra cho mỗi địa phương, doanh nghiệp…
Hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật; lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể, hỗ trợ xây dựng nhãn mác, logo sản phẩm… đó là cách làm của huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trong chiến lược nâng cao giá trị sản phẩm “Cao khô Chợ Bãi”, giúp người dân yên tâm sản xuất nghề thủ công truyền thống.
Cô sinh viên năm thứ tư, lớp Quản trị Kinh doanh K15, Trường Đại học Tây Nguyên Bùi Thị Bảo Trâm đã tìm được một nghề làm thêm để kiếm thêm thu nhập, đó là nghề đan móc len.
Xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có đông đồng bào dân tộc Ê-đê sinh sống. Hơn 10 năm trước, gần một nửa số hộ người Ê-đê sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và đan gùi. Tuy nhiên, hiện nay, nghề này dần mai một.
Trên hành trình đến với “Vùng đất của những đổi thay” thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn tận mắt trải nghiệm thêu sáp ong-nét văn hóa độc đáo của người Dao nơi đây.
Trong những năm qua, tại Lào Cai, Quỹ Quốc gia về việc làm (QGVVL) là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần hỗ trợ, khuyến khích thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh tự giải quyết việc làm, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập.
Thời gian qua, thông qua nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc triển khai định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ phát triển các mô hình sinh kế cho thanh thiếu niên DTTS, nhờ đó, tạo việc làm hiệu quả, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Dự án “Dạy nghề và chữ viết Khmer cho người dân tộc Khmer tại huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ” do Ban Dân tộc TP. Cần Thơ triển khai thực hiện trong 18 tháng (từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019) bước đầu đã hỗ trợ cho hàng trăm đồng bào tham gia thay đổi nhận thức về phương thức sản xuất, tiến dần đến tiếp cận công nghệ cao, đồng thời xóa mù về chữ viết Khmer.