Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Nghề chạm khắc gỗ ở Chợ Mới

Phương Nghi - 10:05, 19/10/2020

Đi dọc tuyến đường Tỉnh lộ 942 từ thị trấn Mỹ Luông đến Chợ Thủ đều nghe tiếng máy bào, cưa, đục, vang lên chan chát… Đó là âm thanh đặc trưng của làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới, thuộc huyện Chợ Mới (An Giang).

Anh Phạm Văn Phú ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A là một thợ mộc tài hoa
Anh Phạm Văn Phú ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A là một thợ mộc tài hoa

Làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2006. Hiện nay, làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới có hơn 1.500 hộ với gần 3.500 lao động và trên 200 cơ sở sản xuất lớn, nhỏ. Sản phẩm đầu ra ổn định và có hướng phát triển mạnh nhất là nghề chạm, tiện gỗ, trang trí nội thất và đồ gia dụng theo yêu cầu của khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu lựa chọn đa dạng của khách hàng, nhiều cơ sở không ngừng thay đổi máy móc, thiết bị, xây dựng mở rộng nơi trưng bày sản phẩm, mẫu mã chất lượng không ngừng cải tiến, nâng cao. Đầu ra tốt, lao động có việc làm quanh năm và thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Nhờ đó, sức sống của làng nghề mộc ở Chợ Mới luôn phát triển bền vững, làm thay đổi căn bản diện mạo, đời sống Nhân dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Trưởng ban làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới, ông Trần Minh Đoàn cho biết: “Làng mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới có từ rất lâu, sản phẩm đa dạng: Tủ, bàn, ghế, giường, trang trí nội ngoại thất, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu gỗ khác nhau. Sản phẩm trang trí nội thất của các cơ sở do nghệ nhân tự vẽ, chạm khắc khéo léo, tỉ mỉ trong từng động tác đụt, đẽo, gọt… Nhờ đó, làng nghề luôn thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, mua sắm”.

Tại làng nghề mộc Chợ Thủ, anh Phạm Văn Phú ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A, có thâm niên hơn 20 năm trong nghề cho biết, đa số những người làm nghề mộc ở đây đều là cha truyền con nối. Nghề mộc khá vất vả, ai yêu nghề mới bám trụ. Trước đây, nghề này chủ yếu làm bằng thủ công nên công việc rất khó khăn. Nhưng hiện nay, có máy móc hỗ trợ, công việc cũng nhẹ đi đáng kể, chỉ những chi tiết nhỏ, cần sự tỉ mỉ mới sử dụng bằng tay. Vì vậy rút ngắn thời gian thực hiện, giá thành từ đó cũng rẻ hơn nhiều so với làm bằng thủ công.

Còn ông Đinh Văn Dũng ở ấp Thị 2, thị trấn Mỹ Luông chia sẻ: “Hiện tại, thu nhập của tôi khoảng 400.000 đồng/ngày, cao gấp đôi so với ngày thường. Biết là cực khổ nhưng ai cũng hào hứng bởi đây là mùa làm ăn mạnh nhất trong năm”.

Ông Ngô Hoàng Hiếu, Chủ tịch huyện Chợ Mới cho biết: Nghề mộc cũng là một trong những ngành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Chợ Mới, mỗi năm doanh thu làng nghề mộc khoảng hơn 150 tỷ đồng. Vì vậy, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục củng cố, phát huy và hình thành các tổ hợp tác sản xuất để giới thiệu, cung ứng ra thị trường. Đồng thời, quy hoạch phát triển làng nghề gắn với các điểm, tuyến du lịch… xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật nhằm phổ biến công nghệ mới để sản phẩm được nâng cao về năng suất, chất lượng. Đồng thời tạo ra sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh, phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân.    

                    

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 3 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 3 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 3 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.