Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Từng đường nét của thổ cẩm trên trang phục tượng trưng cho vẻ đẹp độc đáo và thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc . Tại TP. Kon Tum, nhờ sự hỗ trợ, đầu tư của các cấp chính quyền và sự nỗ lực bảo tồn của những người phụ nữ Ba Na mà nghề dệt vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào DTTS.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Hòa Bình đã có những phát triển tích cực. Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái và người Mông ở Mai Châu được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Không những thế, sản phẩm dệt thổ cẩm Mai Châu còn là 1 trong những sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hòa Bình.
Năm học 2020-2021, Trường Cao đẳng Lào Cai có hơn 1.500 học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký theo học hệ Trung cấp tại trường. Trong đó, hơn 700 em đăng ký học tập tại trường, còn lại các em học tập tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên ở các huyện theo hình thức liên kết đào tạo.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống, với khoảng 5.200 hộ, 11.200 lao động. Tổng thu nhập hằng năm của các làng nghề trên 100 tỷ đồng, với các nghề: Chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ…
“Nghề đan lát của người Cống ở bản Táng Ngá đã có từ rất lâu đời. Đến nay người dân vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống, vừa để giữ gìn bản sắc văn hóa, vừa cải thiện đời sống, vừa góp phần bảo vệ môi trường”, ông Lò Văn Thái, dân tộc Cống, Phó bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) chia sẻ.
Chỉ cần lướt qua một số trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc tìm kiếm việc làm trên Google, hàng trăm kết quả sẽ hiển thị vừa nhanh, gọn, dễ dàng lại thu hút đông đảo sự quan tâm của người cần tìm việc làm. Bên cạnh tính tiện lợi, hình thức tuyển dụng qua mạng xã hội cũng bị một số đối tượng lợi dụng để lừa đảo, khi thấy nhu cầu tìm việc của người lao động tăng cao.
Hiện nay, cử nhân tốt nghiệp đại học ra trường không kiếm được việc làm, thậm chí tốt nghiệp đại học rồi lại quay ra học nghề đã không còn là điều hiếm gặp. Trong khi đó, cơ hội việc làm của học viên ở các trường nghề sau khi tốt nghiệp đạt tới trên 80%... Mặc dù vậy, công tác tuyển sinh của các trường nghề vẫn đang gặp nhiều khó khăn, do học sinh chưa mặn mà lựa chọn.
Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông suốt bao đời này. Thế nhưng, làm sao để bảo tồn, phát triển và có thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm lại là vấn đề làm không ít người phải lúng túng. Tuy nhiên, chị Sùng Thị Lan, xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nảy sinh ý thành lập hợp tác xã (HTX) vừa giúp lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương.
Nhiều năm qua, thanh niên DTTS ở làng Breng, xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm cối gỗ truyền thống. Điều này không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên.
Từ năm 2019 đến nay, nhiều nghề của đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã được công nhận là nghề truyền thống. Việc được công nhận các nghề truyền thống là cơ sở để các cấp chính quyền, đồng bào Mông phát triển được giá trị bản sắc văn hóa, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Minh Khương, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã chú trọng triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo việc làm tại chỗ, giúp người dân mở rộng sản xuất, kinh doanh. Từ đó, đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Thực hiện công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động (LĐ) người DTTS, thời gian qua, đã có hàng nghìn LĐ người DTTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được tham gia các lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đó, đồng bào đã tự tin trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Gắn bó với núi rừng bao đời nay, dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, hiện đại hơn, nhưng đồng bào Ma Coong (dân tộc Chứt) ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề đan lát truyền thống của đồng bào.
Khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lao động (XKLĐ) để đạt mục tiêu đưa 130 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện chỉ tiêu thì quan trọng nhất vẫn là bảo đảm an toàn cho lao động.
Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân Lai Châu vươn lên thoát nghèo, góp phần giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hướng nghiệp luôn là một trong những vấn đề quan trọng, có tác động tích cực đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh cuối cấp, đặc biệt đối với những học sinh vùng DTTS và miền núi. Bên cạnh việc tư vấn cho học sinh lựa chọn trường, chúng ta cần định hướng cho các em học sinh lựa chọn học nghề gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dạy nghề, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề tuyển sinh… Tuy nhiên, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với vùng DTTS trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vẫn khó thu hút học viên tham gia.
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 7.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở này chỉ hoạt động cầm chừng, sản lượng thấp, có những cơ sở phải tạm dừng hoạt động. Ngay sau thời gian bị gián đoạn sản xuất do dịch bệnh, đến nay hầu hết các cơ sở TTCN đã hoạt động trở lại với các mức độ khác nhau.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh Lai Châu đã mở 893 lớp đào tạo nghề cho 26.797 lao động theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, lao động DTTS chiếm trên 95%. Thế nhưng, chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả khi triển khai Đề án.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được Nghệ An triển khai ở hầu hết ở các địa phương. Tuy nhiên, để tìm ra sản phẩm đặc trưng mang tính thương hiệu vùng miền, từ đó tăng giá trị sản phẩm thì Nghệ An còn rất nhiều việc phải làm.