Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Làng nghề Táo quân vào vụ Tết

Vũ Hào - 10:06, 07/01/2021

Hai Ông một Bà được dân gian thờ phụng chính là bộ ba Táo quân (Thần bếp). Những năm gần đây, làng nghề Địa Linh, xã Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế đã thay đổi mẫu mã Táo quân để phù hợp với nhu cầu thực tế. Từ ba ông Táo đất nung rất to (gọi là ông Đầu Rau) có thể thay cái kiềng ba chân, thành ba ông Táo nhỏ xíu chỉ để thờ.

Người dân phơi nắng bộ ông Táo cho khô nước sơn
Người dân phơi nắng bộ ông Táo cho khô nước sơn. Ảnh TL

Làng nghề đất tốt

Nhiều người khi đến Thừa Thiên - Huế hẳn không quên phố cổ Bao Vinh, khu phố nhỏ một thời phồn thịnh nay đã suy tàn, nhưng vẫn còn nét đài các xa xưa giống như Hội An. Phía tây phố cổ là một cánh đồng làng Địa Linh (thuộc xã Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế), đất đai phì nhiêu, đặc biệt đất sét rất tốt để làm gạch, ngói và một món hàng không thể thiếu trong ngày Tết: ông Táo đất. Thời các vua Nguyễn cho đặt tại đây một công xưởng để lấy đất tốt làm gạch, tên gọi là “Nê ngoã tượng cục”. Hầu hết các công trình của di tích Huế ngày nay đều làm từ đất (gạch) nơi đây. Theo sách “Ô châu cận lục”, cái tên làng “Địa Linh” là do vua thấy đất tốt mà ban cho.

Về làng nghề Địa Linh còn cách 1 cây số nữa mới đến cổng làng nhưng thoảng trong gió lộng đã ngửi thấy mùi trấu và củi cháy khét, mùi đất nung. Đi qua những hàng dậu thưa, sẽ thấy những sân phơi tầng tầng lớp lớp ông Táo đất. Mặc cho thị trường biến động, ba anh em “nhà ông Táo” ở làng Địa Linh (Võ Văn Đức) vẫn cần cù đốt những mẻ lò trong năm cũ; sẵn sàng để đưa những ông Táo thơm mùi đất mới đến với mọi bếp lửa gia đình đón Tết truyền thống.

Đất sét được người dân chuẩn bị trước cả năm để đưa vào sản xuất cho mùa sau
Đất sét được người dân chuẩn bị trước cả năm để đưa vào sản xuất cho mùa sau. Ảnh TL


Ông Võ Văn Đức, chủ lò ông Táo Địa Linh vừa xắn đất, vừa nói chuyện: “Do quan niệm coi trọng bộ tượng thờ ba ông Táo đất nung, hết một năm cũ, cần phải mua lại bộ mới nên nghề làm ông Táo của làng Địa Linh vẫn tồn tại. Dù biết nếu chỉ mưu sinh bằng nghề này thì chưa lo được cái Tết đủ đầy nhưng một số hộ dân vẫn ham làm”.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh “phong tục tập quán lâu đời của người Huế là coi trọng giá trị phong thủy của cái bếp, không kém gì bàn thờ tổ tiên và cửa ngõ. Cả ba yếu tố này nếu tốt đẹp, tổng hợp lại sẽ cấu thành sự hưng thịnh, may mắn, hạnh phúc cho mọi người trong gia đình”. Bởi vậy xưa nay, dù khá giả hay nghèo khó, 23 tháng Chạp hằng năm, nhà nhà đều làm lễ cúng đưa ông Táo về trời. Với những gia đình kinh doanh, buôn bán phát đạt thường tổ chức lễ cúng ông Táo linh đình, cỗ bàn thịnh soạn.

Mâm cỗ cúng ông Táo của người Huế đơn giản, chỉ có một đĩa xôi trắng lớn, một miếng thịt nọng heo luộc, ít hoa quả, cau và trầu, rượu; nếu trong nhà có trẻ con thì cúng thêm một con gà trống luộc nữa. Người Huế không bao giờ cúng cá chép vì “kiêng” (đa số đi chùa và thờ Phật). Còn những người thờ cúng tổ tiên thì lại tin sự tích cá chép hoá rồng, mà rồng là con vật linh thiêng, không được ăn.

Tượng đất ông Táo các loại chưa nung đem phơi nắng
Tượng đất ông Táo các loại chưa nung đem phơi nắng
Đỏ lửa đón Tết

Khoảng 20 tháng Chạp âm lịch trở đi, các bà nội trợ đi chợ hàng mã mua một bộ đồ giấy cúng Táo quân, gồm có hai cái mũ “cánh chuồn” đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà không có cánh chuồn. Lại thêm ba cái áo thụng màu sắc sặc sỡ và ba đôi hia. Sau khi lễ cúng hoàn tất, ba ông bà Táo cũ được chủ nhà đem bỏ ở một góc đình, miếu hoặc cây cổ thụ nào đó.

Chị Hoàng Thị Gái làm thợ đốt lò nung ông Táo cho biết  “Sản phẩm ông Táo làng Địa Linh theo truyền thống có hai hình thức. Thứ nhất là ba ông Táo rời, kích cỡ lớn và tầm trung bình. Bộ cao lớn có thể dùng thay kiềng bắc xoong, nồi nấu nướng hàng ngày. Nông dân ưa chuộng loại này, tiện dụng để đun thổi bằng củi hay rơm rạ. Thứ hai là bộ ba ông Táo liền nhau, nhỏ cỡ bàn tay, để thờ mà thôi”.

Để hoàn thành được một bức tượng ông Táo, đòi hỏi thực hiện nhiều công đoạn tỉ mỉ. Thông thường, công đoạn nhồi đất sét cho mịn là nặng nhọc nhất. Phải có đến ba người trai tráng khoẻ mạnh làm công việc này. Ông Đức bảo: “Một xe đất sét tốt như vầy khoảng 4 tấn, mua hết 700 ngàn đồng”. Khối đất trộn với nước, chia thành từng khối nhỏ, nhồi đến khi nào mềm nhão và lấy hai ngón tay vê vê thấy mịn là được”.

Sản phẩm ông Táo hoàn chỉnh chờ đóng gói
Sản phẩm ông Táo hoàn chỉnh chờ đóng gói

Sau khi cho đất vào khuôn, nén chặt và gạt bỏ đi phần đất thừa bên ngoài, bộ ông Táo hoàn thành, đất còn mềm sẽ đem ra sân phơi, đợi khô sẽ quét sơn lên ông Táo màu cánh gián nhạt. Những người thợ sơn hay vẽ ông Táo lành nghề mỗi ngày có thể quét khoảng một ngàn ông Táo, tiền công khoảng 250 ngàn đồng/ngày. Bộ ông Táo chỉ bán được trong tháng Chạp, nhưng phải làm từ mùa hè, để phơi nắng tốt. “Mỗi bộ tượng bán với giá hơn 5.000đ, trừ tất cả chi phí từ đất, màu sơn, bao bì… thì lãi 2.000đ/bộ”, cậu bé Võ Văn Quang, cháu nội ông Đức cho biết như vậy.

Nghề làm ông Táo ở Địa Linh đã có từ thời Chúa Nguyễn vào kinh đô Phú Xuân. Nhưng hiện nay, do tục lệ thờ ông Táo trong bếp đã không còn được chú trọng, nên nghề truyền thống này cũng đang có nguy cơ mai một. Hiện, trong làng Địa Linh chỉ còn vài hộ bám trụ với nghề.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Bình: Hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thông về di sản trong thời đại công nghệ số

Ninh Bình: Hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thông về di sản trong thời đại công nghệ số

Tin tức - Thiên An - 20:18, 27/09/2023
Ngày 27/9, tại Ninh Bình diễn ra Hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thông về di sản trong thời đại công nghệ số. Hội nghị do Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình tổ chức.
Tin trong ngày - 27/9/2023

Tin trong ngày - 27/9/2023

Media - BDT - 20:00, 27/09/2023
Bản tin hôm nay, 27/9 có những thông tin đáng chú ý sau: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Đêm hội Trăng rằm tại Đắk Lắk. “Vua bí ngô” và sản phẩm “Du lịch canh nông” ở Đà Lạt. Lễ nhảy lửa người Pà Thẻn ở Tuyên Quang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bài toán sắp xếp giáo viên ở Buôn Đôn vẫn chưa có lời giải

Bài toán sắp xếp giáo viên ở Buôn Đôn vẫn chưa có lời giải

Giáo dục - Lê Hường - 18:43, 27/09/2023
Những năm gần đây, tình trạng, thừa- thiếu giáo viên cục bộ, nhất là việc thừa giáo viên dạy Âm nhạc, thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh..., vẫn tồn tại trong các trường học, khiến ngành Giáo dục huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk gặp khó khăn trong xử lý, bố trí giáo viên đứng lớp để đảm bảo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thanh Hóa: Bắt tạm giam Hiệu trưởng và 2 kế toán Trường Cao đẳng Công nghiệp

Thanh Hóa: Bắt tạm giam Hiệu trưởng và 2 kế toán Trường Cao đẳng Công nghiệp

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 17:53, 27/09/2023
Ngày 27/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Nguyễn Văn Hùng (SN 1974, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa (có địa chỉ phường Đông Cương, TP Thanh Hóa); Nguyễn Giang Quân (SN 1969), kế toán trưởng; Lê Đình Đặng (SN 1989), kế toán viên nhà trường, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đắk Lắk: Hơn 1.300 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển”

Đắk Lắk: Hơn 1.300 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 17:49, 27/09/2023
Ngày 27/9, Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển” năm 2023 tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk hội nhập và phát triển”. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và nhiều tác giải tham gia cuộc thi.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những loại trái cây nào tốt cho người bị ung thư

Những loại trái cây nào tốt cho người bị ung thư

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 17:44, 27/09/2023
Trong quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, trái cây là thực phẩm giàu dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bạn đã bị suy yếu nên việc lựa chọn và tiêu thụ trái cây cần phải tiến hành thật thận trọng để hỗ trợ tiến trình điều trị mà không làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là những loại trái cây bệnh nhân ung thư nên lựa chọn trong quá trình điều trị bệnh.
Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Trang địa phương - Như Tâm - 17:37, 27/09/2023
Ngày 27/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Trà Vinh diễn ra Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (SSYN) tỉnh Trà Vinh lần thứ VIII, nhiệm kì 2023 – 2028, với sự tham dự của 320 đại biểu chính thức.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp nhà đầu tư trong lĩnh vực hàng không quốc tế

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp nhà đầu tư trong lĩnh vực hàng không quốc tế

Tin tức - Mỹ Dung - 17:31, 27/09/2023
Ngày 27/9, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn HAECO Richard Sell, cùng đoàn công tác đang đến nghiên cứu cơ hội đầu tư vào tỉnh.
Thanh Hóa: Mưa lớn khiến nhiều điểm sạt lở, chia cắt

Thanh Hóa: Mưa lớn khiến nhiều điểm sạt lở, chia cắt

Tin tức - Quỳnh Trâm - 17:29, 27/09/2023
Do mưa lớn trên diện rộng trong nhiều ngày qua, lũ trên các sông ở Thanh Hóa đang dâng cao, xuất hiện các điểm sạt lở, một số địa phương bị chia cắt cục bộ. Cơ quan chức năng đã có Công điện khẩn chỉ đạo triển khai các phương án sơ tán dân sinh sống sinh sống ở vùng bãi sông, tuần tra canh gác đê và hộ đê...
Luận điệu “bẻ lái”, xuyên tạc về đường lối đối ngoại của Việt Nam

Luận điệu “bẻ lái”, xuyên tạc về đường lối đối ngoại của Việt Nam

Chống diễn biến hòa bình - PV - 17:25, 27/09/2023
Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 - 11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước và quốc tế phản ánh đậm nét. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch, phản động tung ra những luận điệu đả phá, xuyên tạc mối quan hệ hợp tác, ngoại giao giữa hai nước.