Thói quen canh tác mỗi năm một vụ, sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên khiến cuộc sống người dân thôn Bản Ba 2, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, nông dân Nông Quý Thọ, Người có uy tín thôn Bản Ba 2 đã quyết tâm đi đầu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, được bà con tin tưởng, học tập làm theo...
Trong giai đoạn 2011 - 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo nghề cho 120.000 lao động, trong đó phần lớn là lao động nông thôn, miền núi, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giải quyết việc làm mới cho 153.802 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các huyện miền núi năm 2019 lên 48,6%, dự kiến năm 2020 đạt 53%.
Mặc dù đã vào làm việc ổn định trong cơ quan Nhà nước nhưng đồng lương eo hẹp, kinh tế gia đình quá khó khăn nên chàng trai Đinh Quang Tuấn, SN 1992, trú tại Tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku (Gia Lai) quyết định xin nghỉ việc để về nhà khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau sạch. Đầu năm 2020, mô hình trồng rau sạch với sản phẩm dưa leo mini Nhật Bản của anh Tuấn đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap.
Thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đã tìm nhiều giải pháp để khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Đặc biệt, năm 2020, Đăk Nông đưa nghề dệt thổ cẩm truyền thống vào mô hình giảm nghèo, trở thành một nghề kinh tế giúp đồng bào DTTS có thu nhập.
Anh Nguyễn Văn Giang, thôn Yên Quang, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) sinh năm 1993, tốt nghiệp Trường Trung cấp Y Hà Giang. Từng có những cơ hội thuận lợi như đi học nâng cao ở Đài Loan, làm việc ở thành phố… nhưng anh Giang lại quyết định về quê làm bạn với ruộng vườn.
Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn tỉnh có 201 doanh nghiệp phải thực hiện việc cắt giảm lao động, với số lao động bị ảnh hưởng là 49.132 người. Trong đó, chấm dứt hợp đồng lao động 17.601 người; lao động phải nghỉ luân phiên là 7.917 người; tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc 23.614 người.
Khi ngoài đồng mùi hương thơm lúa nếp mới, bay phảng phất tỏa khắp các phum sóc, cũng là lúc đồng bào Khmer chuẩn bị quết (giã) cốm dẹp làm lễ vật cúng trăng, đón mừng Lễ hội Ooc Om Bok - một Lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Đi dọc tuyến đường Tỉnh lộ 942 từ thị trấn Mỹ Luông đến Chợ Thủ đều nghe tiếng máy bào, cưa, đục, vang lên chan chát… Đó là âm thanh đặc trưng của làng nghề mộc và chạm khắc gỗ Chợ Mới, thuộc huyện Chợ Mới (An Giang).
Gần 1 năm trở lại đây, gian hàng của chị Phúc Thị Hương tại số 368 - đường 17/8, phường Phan Thiết (TP. Tuyên Quang) đã trở thành điểm đến quen thuộc của khách hàng cũng như các hợp tác xã (HTX). Bởi đây là điểm kết nối, tiêu thụ nông sản địa phương với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Với niềm đam mê và tâm huyết giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, nhiều năm qua, bà Mlốp ở xã Glar, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã đi vận động chị em phụ nữ ở các làng tham gia học nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bản thân bà trực tiếp hướng dẫn cho chị em học nghề. Bà vinh dự là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Gia Lai được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II, năm 2020.
Trong những năm gần đây, huyện Đam Rông luôn xác định mục tiêu phát triển đa dạng các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và kinh tế tập thể để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động ở địa phương.
Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 có nhiều điểm mới về cách thức tổ chức, quy chế thi và các thành phần tham gia. Qua đó tôn vinh lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề cao theo khung trình độ quốc gia và tiệm cận được với chuẩn kỹ năng nghề ASEAN cũng như thế giới.
Thời gian qua, phong trào thanh niên lập nghiệp đã và đang được Tỉnh đoàn Lào Cai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động, đồng hành. Qua đó, đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, chủ động của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên trở thành điểm sáng, nâng cao thu nhập từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Chúng tôi rất ấn tượng khi đến nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Phúc (55 tuổi, trú tại tổ 54, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) để ngắm nhìn từ trong nhà ra ngoài ngõ trưng bày nhiều tác phẩm thủ công mỹ nghệ bằng tre, lồ ô, giang… đa dạng và độc đáo. Nhất là trong phòng khách trưng bày gần kín các tác phẩm nghệ thuật trông như một vườn tượng cổ tích giữa đời thường.
Bằng sức trẻ và lòng nhiệt huyết với nghề, vợ chồng Lê Thế Tuất-Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở xóm 2, thôn Lương Yến, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã gây dựng được cơ sở sản xuất bánh tráng với hệ thống máy móc khá hiện đại, cho thu nhập khá cao, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Sản phẩm bánh tráng của cơ sở Ánh - Tuất đã được huyện Quảng Ninh lựa chọn đưa vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Một trong những nghề được hình thành từ lâu đời và làm nên nét đặc sắc trong đời sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An là nghề đan võng gai. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của người Thổ.
Thôn Đông Bình thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) được xem là cái nôi của làng nghề chiếu cói Bàn Thạch vốn nổi tiếng xưa nay. Hơn 400 năm qua, làng nghề này đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng một số gia đình vẫn chưa rời tay dệt chiếu. Tuy nhiên hiện nay, làng nghề chiếu cói Bàn Thạch lại đứng trước nguy cơ mai một…
Gần 10 năm nay, chị Hồ Thị Mười, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), chủ cơ sở kinh doanh dược liệu, nông sản Mười Cường ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã lặn lội đến từng nhà để thu mua nông sản, dược liệu của bà con, rồi mày mò chế biến tìm đầu ra cho sản phẩm; nhờ đó mà nhiều hộ đồng bào DTTS nơi đây có thêm thu nhập, thoát nghèo. Chị cũng là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Sau một năm triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), Sóc Trăng đã có 42 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, với 75 sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, hình ảnh sản phẩm. Đáng chú ý, tỉnh đang xây dựng để ra mắt sản phẩm OCOP về du lịch nông thôn, với đặc trưng đậm chất miền Tây Nam bộ trong năm 2020 này.
Từ cuối năm 2016, loại hình du lịch cộng đồng nghỉ tại nhà dân (Homestay) phát triển và để lại những dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách khi đặt chân đến huyện vùng cao Lâm Bình, Na Hang (Tuyên Quang). Tại đây, du khách được khám phá, trải nghiệm và được người dân địa phương phục vụ, tiếp đón chu đáo.