Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Loay hoay giải bài toán việc làm cho trí thức trẻ Đề án 500

Thành Nhân - 09:48, 19/04/2021

Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500) đã kết thúc từ giữa năm 2020. Không thể phủ nhận những đóng góp của đội ngũ trí thức trẻ này tại những địa phương nơi công tác, nhưng nhiều đội viên vẫn chưa được bố trí, sắp xếp việc làm, cuộc sống khó khăn.

Chị Phạm Thị Tiền (bên trái), một trong những trí thức trẻ của Đề án 500 ở Quảng Ngãi thể hiện rất tốt vai trò của mình tại cơ sở, tuy nhiên hiện chưa biết tương lai công việc đi về đâu
Chị Phạm Thị Tiền (bên trái), một trong những trí thức trẻ của Đề án 500 ở Quảng Ngãi thể hiện rất tốt vai trò của mình tại cơ sở, tuy nhiên hiện chưa biết tương lai công việc đi về đâu

Xung phong về xã nghèo

Tại tỉnh Quảng Ngãi, sau khi triển khai Đề án 500, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện nộp đơn tham gia, với mong muốn mang kiến thức của mình đến với những vùng khó khăn. Đơn cử như chị Võ Thị Sương, quê ở xã Trà Phú (Trà Bồng), tốt nghiệp đại học sư phạm ngành Ngữ văn đã nộp đơn tuyển chọn đội viên cho Đề án. 

Trúng tuyển, Sương được phân công về công tác tại xã Trà Thủy, đảm nhận chức danh công chức văn phòng- thống kê. Sương luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài đảm nhiệm tốt phần việc thống kê, Sương phát huy khả năng giao tiếp, ứng xử tốt với công dân, giải quyết tốt các thủ tục hành chính nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến giao dịch

Cũng vì mến vùng đất mới và muốn góp chút công sức của mình làm đổi thay vùng đất khó, Sương đã bỏ qua nhiều cơ hội làm việc ở những nơi khác. Sương chia sẻ: Trong thời gian công tác tại Trà Thủy, có nhiều đợt thi tuyển giáo viên, nhưng em không tham gia dự thi, vì tin tưởng vào Đề án 500. Hơn 5 năm qua, cống hiến sức trẻ cho nơi này, em mong muốn được gắn bó lâu dài ở đây.

Tương tự, chị Phạm Thị Tiền, quê xã Nghĩa Hà (TP. Quảng Ngãi), sau khi tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia, Tiền cũng xung phong làm đội viên lên xã miền núi Trà Nham (Tây Trà cũ) nay xã Hương Trà (Trà Bồng), đảm nhận chức danh công chức tư pháp-hộ tịch. 

Quá trình công tác tại địa phương, Tiền đã không quản ngại khó khăn, băng rừng lội suối đến từng ngõ, gõ từng nhà đăng ký khai sinh lưu động tại nhà cho công dân. Nhờ sự năng nổ, nhiệt huyết, Tiền luôn được đánh giá là hoàn thành tốt công việc được giao và đã được kết nạp Đảng, được cho đi học lớp Trung cấp lý luận chính trị. 

Tuy nhiên, khi đề án kết thúc, cũng là lúc xã rơi vào tình trạng thừa 3 công chức vì sáp nhập xã, chưa được tuyển dụng khiến Tiền rất buồn và lo lắng về tương lai. 

Tiền bộc bạch: "Em vẫn luôn có gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, mong muốn sớm bố trí công tác để đội viên yên tâm”.

Cần có chính sách đảm bảo việc làm cho đội viên

Mặc dù, được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn, nhưng trước tình hình tinh giản biên chế đang thực hiện quyết liệt, nhiều địa phương tỏ ra bối rối khi bố trí sử dụng nhân lực sau khi Đề án 500 kết thúc. Theo Sở Nội vụ Quảng Ngãi, tỉnh này có 15 trí thức trẻ tham gia chương trình về công tác tại các xã của các huyện Trà Bồng, Lý Sơn, Sơn Tây, Minh Long, Bình Sơn, Mộ Đức và Ba Tơ từ giữa năm 2015.

Thực tế cho thấy, sức trẻ và sự nhiệt tình của các đội viên Đề án 500, đã giúp cho nhiều xã nghèo khởi sắc. Tuy nhiên, ngoài 2 đội viên ra khỏi đề án, chỉ có 2 đội viên được bố trí công tác, hiện còn 11 đội viên vẫn chưa được tuyển dụng. 

Ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết: Việc bố trí, sử dụng đội viên sau khi kết thúc Đề án 500 hiện rất khó khăn do sáp nhập xã, huyện. Nghị định số 34 của Chính phủ quy định giảm 2 biên chế cấp xã. Vì vậy, phương án tuyển các đội viên vào cán bộ, công chức cấp xã không thể thực hiện được.

Nhằm tạo điều kiện cho các đội viên tạm thời ổn định công việc và cuộc sống, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu, các huyện chưa có phương án bố trí, sử dụng đội viên tiếp tục phân công công tác và thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ với đội viên theo quy định, nhưng không quá 5 năm kể từ khi kết thúc đề án, để có thời gian sắp xếp, bố trí giải quyết dứt điểm trong thời hạn này. Đồng thời, hoàn thành phương án bố trí, sắp xếp, sử dụng đội viên của các huyện trong tháng 9/2021 gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Còn đối với những huyện đã có phương án bố trí, sử dụng đội viên, chủ động phối hợp với cơ quan đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện xét tuyển đội viên đã được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và không bị kỷ luật trong thời gian công tác, vào làm cán bộ, công chức cấp xã, công chức, viên chức cấp huyện phù hợp với năng lực và trị trí công tác; đảm bảo việc xét tuyển phù hợp với yêu cầu thực tiễn, theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể nói, việc bố trí việc làm cho những đội viên trí thức trẻ là một bài toán khó đối với nhiều địa phương chứ không riêng gì Quảng Ngãi. Tuy nhiên, với kiến thức được đào tạo bài bản và những đóng góp ở nơi công tác, thiết nghĩ các cấp, ngành cần có chính sách “đặc thù” để đảm bảo việc làm cho những đội viên này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 3 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 3 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 3 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.