Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.
Không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) còn giúp nhiều đồng bào DTTS có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là một điển hình về phát triển kinh tế gắn với bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của tỉnh Đăk Lăk.
Hai tay nắm chắc hai sợi dây thừng cột vào nóc nhà để làm điểm tựa, anh Dương Tiến Son ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang dùng đôi chân chai lì, ra sức nhồi đống tre non thành bột để làm giấy dó. Mặc dù chỉ là nghề phụ, nhưng công việc này đang đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/vụ cho người dân vùng cao, nhất là thời điểm Tết nguyên đán đang cận kề.
Vài chục năm trở lại đây, nghề gốm mộc của bà con đồng bào Chu Ru ở K’răng Gọ, xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng tưởng chừng bị mai một và thất truyền do “cơn bão” đồ nhựa, nhôm, gang, inox, thủy tinh... ập tới. Tuy nhiên, hiện nay, một số nghệ nhân tâm huyết của đồng bào Chu Ru nơi đây đang nỗ lực “thắp lửa” nung nấu nhằm phục dựng và phát triển nghề gốm mộc truyền thống của tổ tiên.
Những ngày cuối năm, khi những tia nắng ấm áp đầu Xuân đang dần xua tan cái lạnh lẽo cũng là lúc làng nghề bánh tráng Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) trở nên nhộn nhịp.
Từ khi được công nhận các làng nghề truyền thống trên địa bàn, hơn 5 năm qua, huyện Lâm Hà đã có nhiều nỗ lực để vừa phát triển kinh tế làng nghề, vừa góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, các làng nghề truyền thống nơi đây vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Ngày 9/1, Trường Cao đẳng Lào Cai đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp và ngày hội việc làm cho gần 1 nghìn sinh viên các hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp.
Hai Ông một Bà được dân gian thờ phụng chính là bộ ba Táo quân (Thần bếp). Những năm gần đây, làng nghề Địa Linh, xã Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế đã thay đổi mẫu mã Táo quân để phù hợp với nhu cầu thực tế. Từ ba ông Táo đất nung rất to (gọi là ông Đầu Rau) có thể thay cái kiềng ba chân, thành ba ông Táo nhỏ xíu chỉ để thờ.
Từ lâu, làng nghề dệt chiếu Thành Thới B (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) đã trở thành cái tên quen thuộc gắn bó lâu đời với người dân xứ dừa. Khi những tia nắng ấm áp xua tan cái se lạnh là lúc làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Thành Thới B trở nên nhộn nhịp. Mọi người đang tất bật chung tay tạo ra những sản phẩm chất lượng để kịp cung ứng cho những chuyến hàng cuối năm.
Không còn những ngôi nhà xây mái ngói với những bờ rào dậu, những mảnh vườn, khoảnh ao của làng quê nông thôn Bắc Bộ thời xưa, làng rèn truyền thống Đa Sỹ hôm nay đã trở thành “phố nghề” với những ngôi nhà lầu nằm san sát bên các trục đường nội thôn. Đến “phố lò rèn” hôm nay vẫn nghe tiếng quai búa vang lên chan chát từ những khoảnh sân nhỏ của những ngôi nhà lầu...
Người Mông ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm đặc trưng của dân tộc mình, trong đó nghề chạm, khắc bạc trang sức rất nổi tiếng và vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Châu Khê, Con Cuông (Nghệ An)- “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” ấy vẫn ngút ngàn tre xanh. Tre trên rừng, tre trong vườn… đâu đâu cũng một màu xanh của tre. Tre với người quanh năm vất vả. Tre từng cùng ta đánh giặc, tre cùng ta ruộng đồng – “cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”. Nay, tre lại cùng ta xoá nghèo, tre cùng ta làm giàu, và tre cùng ta sống xanh…
Làng rèn ấy từng rèn vũ khí cho cách mạng, bao năm lửa nghề vẫn chưa tắt với những người mặn mòi với tay quai tay búa. Ở đó, có gia đình 5 đời làm nghề rèn. Sau những chênh vênh của nghề, giờ người ta đã biết đến làng rèn Hồng Lư.
Kỳ Sơn là địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Nghệ An với nhiều dân tộc khác nhau như Thái, Mông, Khơ mú. Mỗi dân tộc đều có nghề truyền thống riêng và được giữ gìn cho đến ngày nay. Tuy nhiên, để những nghề truyền thống ấy là thế mạnh của huyện nhà thì còn rất nhiều khó khăn.
Tối 23/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên (HSSV) giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu khai mạc Ngày hội.
Thời gian qua, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã chuyển dần theo hướng phát triển kỹ năng phục vụ nhu cầu lao động của xã hội, nhờ đó đã tác động tích cực đến việc lựa chọn học nghề của học sinh. Tỷ lệ học sinh cấp THCS và THPT đăng ký học nghề có xu hướng ngày càng tăng lên.
Bộ VHTT&DL vừa ban hành Quyết định số 3303/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch "Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc La Chí, Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch" năm 2020.
Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có 7 dân tộc, trong đó người Sán Chí (nhóm địa phương thuộc dân tộc Sán Chay) chiếm đa số. Đồng bào còn lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống, trong đó có nghề đan sung.
Những năm gần đây, với nhận thức dù học đại học hay học nghề thì mục tiêu cuối cùng của các em học sinh (HS), các phụ huynh là ra trường được đi làm. Do đó, tại tỉnh Lào Cai, hàng nghìn HS đã từ chối môi trường đại học để đăng ký học nghề. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề lại chưa thực sự được quan tâm…
Thời gian qua, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956) được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, thu nhập cho một bộ phận người lao động (NLĐ). Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu LĐ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi.