Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển nghề mây, tre đan ở Lâm Bình

Hồng Minh - 20:09, 03/07/2021

Từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang), những chiếc thìa, dĩa, cốc chén tiện dụng cho đến giỏ, làn, khay lạ mắt… được làm từ mây tre đã ra đời. Các phẩm thân thiện với môi trường này đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, Tp. HCM…mang lại niềm hy vọng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Nghề mây tre đan đang giúp người dân Lâm Bình phát triển kinh tế ổn định
Nghề mây tre đan đang giúp một số người dân Lâm Bình có thu nhập ổn định

Là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, Lâm Bình có độ che phủ rừng đạt trên 75%, thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, hệ động vật, thực vật đa dạng, phong phú… Cũng từ lợi thế này, Lâm Bình đã phát triển tiềm năng từ nghề đan lát.

Từ năm 2019 đến nay, huyện Lâm Bình đã mở nhiều lớp dạy nghề đan lát tại các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Bình An, Hồng Quang… Đi đôi với mở lớp dạy nghề, huyện đã quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm. Tại xã Khuôn Hà, sau khi tham gia lớp học đan lát, chị em phụ nữ được Hợp tác xã (HTX) Nhật Minh cung ứng nguyên liệu mây, tre, giang để làm và thu mua toàn bộ sản phẩm.

Năm nay đã ngoài 60 tuổi, bà Trịnh Thị Phòng, xã Khuôn Hà, vẫn thoăn thoắt đan được các sản phẩm thủ công từ mây tre. Bà bảo: “Tôi thường nhận đan giỏ, đĩa mây cho HTX. Mỗi ngày đan được khoảng 3 chiếc đĩa, thu về 180.000 đồng. Trước đây, gia đình tôi làm rẫy chỉ đủ ăn, giờ đan giỏ, đan làn, có thêm chút tiền tiết kiệm, gửi ngân hàng lấy lãi”.

Không chỉ giúp phụ nữ có thêm đồng ra đồng vào, nghề đan lát còn tạo cơ hội cho các thanh niên là trụ cột gia đình, có thu nhập ổn địnhm không phải bôn ba xứ người mưu sinh.

Anh Hoàng Văn Nhiệm, xã Khuôn Hà cho biết: "Trước đây, tôi từng làm rất nhiều nghề, nhưng ở nông thôn thì chẳng có nghề nào cố định, gặp gì làm nấy nên thu nhập gia đình bấp bênh".

"Vào làm việc tại HTX Minh Nhật đã đem lại cho tôi thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng, cao điểm như tháng Tết Nguyên đán, tôi kiếm được hơn 10 triệu đồng. Với mức thu nhập này, tôi có thể yên tâm lập nghiệp ở quê hương", anh Nhiệm tâm sự.

Các sản phẩm thủ công từ mây tre đan ở Lâm Bình đa dạng về mẫu mã
Các sản phẩm thủ công từ mây tre đan ở Lâm Bình đa dạng về mẫu mã

Hay như chị Sằm Thị Thu, xã Thượng Lâm, sau khi tham gia lớp học, chị đã đan được nhiều sản phẩm mây tre bán cho khách du lịch. Những thanh tre khô cứng, qua đôi tay của chị trở nên mềm dẻo, có thể đan thành đĩa đựng hoa quả, mâm, ấm ủ, lọ hoa đẹp mắt.

Chị Thu cho biết, chị không nhớ mình đã bán được bao nhiêu sản phẩm cho khách. Những sản phẩm đẹp nhất, được chị treo ở trước hiên nhà. Nhiều khách du lịch đi qua thấy đẹp và lựa chọn làm quà tặng. Sản phẩm thấp nhất có giá 100.000 đồng, cao nhất là 250.000 đồng, tùy vào từng sản phẩm và công sức chị bỏ ra.

”Nếu chịu khó đan, sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và có thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Tôi thường tranh thủ thời gian buổi tối để đan lát. Một sản phẩm nếu không quá kỳ công chỉ cần hai buổi là hoàn thành. Nhưng nếu sản phẩm có kích cỡ to, nhiều hoa văn và cầu kỳ hơn thì 3 đến 4 ngày mới xong”, chị Thu nói.

Ngày nay, với xu hướng giảm rác thải nhựa, thì những sản phẩm thủ công từ mây tre đan của bà con Lâm Bình càng được ưa chuộng.

Chị Trịnh Thị Thảo, Giám đốc HTX Minh Nhật cho biết: Hiện nay, các sản phẩm mây tre đan được quảng bá tại hội chợ, liên kết với các Homestay, khu du lịch các tỉnh như Hà Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Đặc biệt, ở thời đại công nghệ 4.0, việc quảng bá, mua bán thuận tiện hơn, gói gọn trong chiếc máy tính và điện thoại. Chúng tôi tích cực đăng tải thông tin lên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, kết nối khách hàng trên mọi miền Tổ quốc. 

Chị Thảo còn cho biết thêm, sau gần 3 năm thành lập, trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp cho thị trường từ 6.000-7.000 sản phẩm các loại, đem lại doanh thu từ 70-100 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng. Khi có đơn hàng lớn, HTX giải quyết việc làm gần 30 lao động nhàn rỗi. Theo đó, các lao động có thể nhận sản phẩm về nhà và đan, tiền lương tính theo sản phẩm với giá trung bình từ 60.000-100.000 đồng. 

Được biết, các sản phẩm mây tre đan của người dân Lâm Bình đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2021.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.