Thực hiện công văn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), các trường nghề trong tỉnh Bình Định không tăng học phí, tiếp tục áp dụng mức học phí của năm học 2020 - 2021 sang năm học 2021 - 2022.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến giãn cách xã hội, việc đưa nghề nghiệp đến những người lao động (NLĐ) thất nghiệp, lao động tự do qua hình thức dạy - học online là rất thiết thực, hiệu quả.
Trước tác động của đại dịch Covid-19, các công ty du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản vì phải ngừng hoạt động.
Cũng như xà tích, vòng cổ, vòng tay làm chạm bạc, khắc hoa văn đồng hay áo chàm truyền thống, chiếc nón là vật không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Định Hóa (Thái Nguyên).
Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm vừa được UBND tỉnh ban hành, năm 2021 tỉnh Tây Ninh sẽ giải quyết việc làm cho 16.000 lao động.
Thời gian qua, tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương buộc phải giãn cách xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh, lao động việc làm. Đặc biệt là ở địa bàn có đường biên, cửa khẩu, nhiều người lao động lao đao vì thiếu việc làm, từ đó gây ra không ít hệ lụy.
Chỉ chưa đầy 1.000 đồng/kg muối, người làm muối ở Bình Định lắt lay với nghiệp bao đời. Trên những đồng muối trắng, mồ hôi của diêm dân hòa lẫn với những giọt nước mắt nhỏ xuống đồng nước. Nước mắt và nước muối - nước nào cũng đắng chát.
Từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang), những chiếc thìa, dĩa, cốc chén tiện dụng cho đến giỏ, làn, khay lạ mắt… được làm từ mây tre đã ra đời. Các phẩm thân thiện với môi trường này đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, Tp. HCM…mang lại niềm hy vọng thoát nghèo cho người dân nơi đây.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị mất việc làm. Để tháo gỡ khó khăn này, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đang chủ động triển khai các giải pháp thích ứng, trong đó, tạo ra nhiều cơ hội để người lao động có thêm điều kiện tìm kiếm được việc làm mới, khi mà dịch bệnh vẫn còn có những diễn biến phức tạp.
Báo Dân tộc và Phát triển thông báo nhu cầu tuyển dụng Phóng viên và Biên tập viên, cụ thể như sau:
Nâng cao chất lượng, kỹ năng của lao động Việt Nam, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid 19, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) xung quanh vấn đề này.
Những năm qua, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) ở Hà Giang đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc.
Lâu nay các nhà báo, nhà văn vẫn thường ví: “Văn chương và báo chí như hai anh em”. Vì vậy mà đội ngũ nhà báo hiện nay có rất nhiều người vừa viết báo vừa viết văn. Và ngược lại, rất nhiều nhà văn cũng tham gia viết báo. Sự thành công của họ ở cả hai lĩnh vực đã cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa văn học và báo chí của nền báo chí Việt Nam.
Với lợi thế sẵn có do thiên nhiên ban tặng, xã Hưng Phong (còn gọi là Cồn Ốc) thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre hiện có gần 500 ha dừa với hơn 20 chủng loại khác nhau, từ đó đã hình thành nghề sản xuất thạch dừa thô, tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định cho gần 60 cơ sở sản xuất với trên 600 lao động tại chỗ.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19, hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực về việc làm; trong đó, có rất nhiều lao động vùng nông thôn, miền núi. Trước thực trạng này, việc đề xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Thời gian qua, dịch bệnh trên vật nuôi bùng phát mạnh tại hầu hết các tỉnh Bắc miền Trung. Việc các phường, xã không còn cán bộ thú y, hoặc bố trí kiêm nhiệm không đúng chuyên môn khiến cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang trở nên khó khăn và lúng túng.
Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang có nhiều thay đổi. Để ứng phó với tình hình này, ngoài chính sách hỗ trợ của nhà nước, các địa phương đang đẩy mạnh hoạt động tư vấn và tăng cường các phiên giao dịch việc làm trong nước; đồng thời, sẵn sàng các phương án đưa người lao thực hiện các hợp đồng làm việc ở nước ngoài khi điều kiện thuận lợi.
Thời gian qua, cùng với việc chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm. Qua đó, góp phần hạn chế tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Mặc dù tuổi đã ngoài 60, ông Lê Văn Nghĩa (trú tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn cần mẫn ngày đêm gắn bó với công việc nấu rượu cần truyền thống của người Cơ Tu.
Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng hiện nay đang có rất nhiều lao động nữ là người DTTS đang làm nghề chẻ đá tại huyện vùng biên Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một nghề khá nặng nhọc, nguy hiểm nhưng cho thu nhập cao nên các chị chấp nhận đánh đổi sức khoẻ, thậm chí nguy cơ đến cả tính mạng để có thu nhập, trang trải cho cuộc sống hàng ngày