Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Hội thảo quốc tế về nâng tầm Kỹ năng lao động Việt Nam trong tình hình mới

Vân Khánh - 18:44, 04/10/2021

Chiều ngày 4/10, nhân Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Hội thảo quốc tế về nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam trong tình hình mới. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp với trực tuyến.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, cho biết, ngày 1/10/2020 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1486/QĐ-TTg lấy ngày 4/10 hằng năm, là Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Trong 01 năm qua, khi đất nước chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, thị trường lao động và việc làm có nhiều biến động, Bộ LĐTB&XH đã tham mưu nhiều chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…

Các đại biểu dự Hội thảo trực tuyến
Các đại biểu dự Hội thảo trực tuyến

Đối với giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐTB&XH đã ban hành và triển khai Kế hoạch truyền thông GDNN giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo theo hình thức trực tuyến, kể cả phương thức đào tạo đối với những lớp theo đặt hàng của Nhà nước, doanh nghiệp. 

Bộ đã công bố bổ sung 19 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (nâng tổng số lên 199 nghề đã ban hành tiêu chuẩn) và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho 11.000 người lao động (nâng tổng số lên 73.000 người lao động được đánh giá).

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH và Chứng nhận Huy chương Vàng cuộc thi trực tuyến nghề cơ điện tử năm 2021
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH và Chứng nhận Huy chương Vàng cuộc thi trực tuyến nghề cơ điện tử năm 2021

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, Bộ LĐTB&XH đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo đang chuẩn bị tổ chức nhiều sự kiện quan trọng. Đó là, chuẩn bị tổ chức Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2021, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 năm nay; chuẩn bị điều kiện để tham gia các Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới; tổ chức Diễn đàn quốc tế về Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam”, và nhiều hoạt động có ý nghĩa để hưởng ứng ngày Kỹ năng thanh niên thế giới...

“Các hoạt động trên góp phần lan tỏa cảm hứng, truyền động lực, đam mê kỹ năng nghề đến học sinh, sinh viên và những người lao động trẻ; nêu cao giá trị nghề nghiệp, củng cố lòng yêu nghề, yêu lao động và đề cao kỹ năng nghề trong xã hội”, bà Hà khẳng định.

Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng (bên phải) và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng tặng hoa chúc mừng các Đại sứ kỹ năng nghề
Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng (bên phải) và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng tặng hoa chúc mừng các Đại sứ kỹ năng nghề

Hội thảo quốc tế về nâng tầm Kỹ năng lao động Việt Nam trong tình hình mới, đã được nghe tham luận của các đơn vị: Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH); VCCI; Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH); Đại sứ quán Úc tại Việt Nam; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản; Ngân hàng Thế giới Việt Nam…

Các ý kiến tại Hội thảo nêu bật vai trò cấp thiết, phải nâng cao kỹ năng cho lao động Việt Nam trong tình hình mới. Bởi thực tế, theo thống kê của Tổng cục GDNN, tính đến hết quý II/2021, lực lượng lao động nước ta từ 15 tuổi trở lên có gần 52 triệu người, tuy nhiên lao động qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp chỉ chiếm tỷ lệ hơn 26%...

Các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp, để nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam trong tình hình mới, nhất là dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Những ý kiến các chuyên gia quốc tế, trong nước được trình bày tại Hội thảo sẽ được Bộ LĐTB&XH tổng hợp, nhằm hoàn thiện dự thảo Đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam theo kế hoạch được phê duyệt tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ.

Tại Hội thảo, Ban Tổ chức đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho thí sinh đạt Huy chương Vàng tại Kỳ thi trực tuyến nghề Cơ điện tử năm 2021; đồng thời công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH biểu tượng Skilling up Việt Nam và Worldskills Việt Nam./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập từ chính sách hỗ trợ người lao động DTTS

Sóc Trăng: Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập từ chính sách hỗ trợ người lao động DTTS

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS miền núi là một trong những nội dung thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719)". Xác định vai trò quan trọng của nội dung này, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp để đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những triệu phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10:29, 08/12/2023
Trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), bên cạnh việc thực hiện hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, góp phần đạt được mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Thời gian qua, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 08:27, 08/12/2023
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 07:39, 08/12/2023
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).