Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xuôi ngược cơm thúng Lạc Sơn

Khánh Ngân - 19:48, 07/09/2021

Một thời, trên hành trình xuôi ngược những chuyến tàu chợ Vinh - Đồng Hới; Thừa Thiên Huế - Đồng Hới… không ai là không biết món “cơm thúng”. Ngày nay, trong vòng quay hối hả của thời đại 4.0, món cơm thúng vẫn tiếp tục được nhiều người lựa chọn vì tiện, nhanh mà ngon miệng. Nhu cầu người dùng tăng cao, nghề “cơm thúng” cũng theo đó mà thịnh hành, người làng Lạc Sơn, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vẫn rong ruổi khắp nơi với nghề “đội thúng” bán cơm.

Cơm thúng Lạc Sơn là nét văn hóa riêng biệt của Quảng Bình, không một nơi nào có
Cơm thúng Lạc Sơn là nét văn hóa riêng biệt của Quảng Bình

Đội cơm”qua muôn nẻo đường

Chúng tôi về thăm làng Lạc Sơn, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa một ngày đầu tháng 8, thời điểm này tỉnh Quảng Bình vẫn là vùng xanh trong đại dịch Covid-19. Những chốt chặn để đo thân nhiệt, khai bảo y tế để kiểm soát Codivi-19 đã được lập để chặn dịch từ xa. Tuy nhiên, những mặt hàng thiết yếu như cơm nước, thực phẩm, thuốc men… vẫn được hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đầu giờ sáng, những thúng “cơm đội” trên đầu theo bước chân những người phụ nữ làng Lạc Sơn ra xe khách, xe máy và cả đi bộ bắt đầu tỏa đi muôn nơi.

Đội thúng cơm gà trên đầu để lên đường, chị Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ: “Tui (tôi - Pv) đi xuống Đồng Hới chú ạ, bán cũng được. Cơm thúng nhanh, sạch, lại ngon nên họ ăn nhiều lắm, không kể người lao động hay cán bộ gì hết. Thôi chú nhé, tui đi đã cho kịp xe”.

Dứt lời, đôi chân của chị Hạnh đã thoăn thoắt để kịp chuyến xe đò xuống Đồng Hới, bắt đầu một ngày rong ruổi với thúng cơm. Gia đình chị Hạnh có 2 người con đang tuổi ăn tuổi học. Từ ngày có nghề “cơm thúng”, đời sống gia đình chị cũng theo đó mà khá lên, có điều kiện để nuôi các con ăn học.

Chọn cho mình điểm bán gần nhà (ga Đồng Lê), nên tầm 9h sáng, chị Nguyễn Thị Hoa và chị Nguyễn Thị Lành bắt đầu hành trình “đội thúng” của mình ra ga Đồng Lê để phục vụ thực khách đi tàu, và những người làm việc ở thị trấn Đồng Lê thâu trưa. Xế chiều, khi thúng cơm trưa đã bán hết, các chị lại tất bật chuẩn bị cho bữa “cơm thúng” cuối ngày. Gà của “cơm thúng” Lạc Sơn được tuyển rất kỹ, phải là gà nuôi thả. Sau khi chọn gà, các gia đình làm “cơm thúng” Lạc Sơn làm thịt, nấu bằng bếp củi theo công thức gia truyền, cùng với dưa muối, dọc dừa hay măng cũng được chuẩn bị cẩn thận. Món gà cơm thúng làng Lạc Sơn ăn có vị thơm, thịt gà mềm, màu ngả vàng bắt mắt và ngon miệng.

Ông Nguyễn Xuân Tiền, Trưởng thôn làng Lạc Sơn chia sẻ với phóng viên: “Bà con lương, giáo hòa thuận, đùm bọc, cùng giắt nhau làm nghề “cơm thúng”. Bà con làm nghề cơm thúng xuất phát ở làng từ sáng sớm, đi bán khắp nơi, đến tối muộn mới về lại. Từ ngày có nghề, đời sống bà con cũng ổn hơn, bộ mặt làng cũng theo đó khang trang hơn”.

Thực tế, làng Lạc Sơn trở nên khá giả, sầm uất cũng một phần nhờ nghề “đội thúng”. Gia đình bà Nguyễn Thị Đường, trước đây làm nghề đốn củi và làm lúa, đời sống không lấy gì làm khá giả. Thế nhưng từ ngày theo nghề “đội thúng” bán cơm, gia đình bà đã đổi thay nhiều. Nhờ đó, gia đình bà Đường có điều kiện nuôi con ăn học đầy đủ. Gia đình bà Đường có 4 người con, thì 2 con đang học quân sự; 2 người con theo học sư phạm, tất cả đều nhờ vào thúng cơm rong ruổi của bà.

 Theo thống kê, làng Lạc Sơn, hiện có hơn 50 hộ gia đình theo nghề này. Có không ít hộ, ở địa phương khác, dù đã dời cả gia đình đến quê mới, vẫn hành nghề “đội thúng” bán cơm, mưu sinh.

Những thúng cơm bắt đầu lên những chuyến xe đò, tỏa đi muôn nơi
Những thúng cơm bắt đầu lên những chuyến xe đò, tỏa đi muôn nơi

Đến ở quê mới vẫn giữ nghề “đội thúng”

Món cơm thúng làng Lạc Sơn đã trở nên rất đỗi quen thuộc với nhiều vùng đất mới, người lựa chọn mỗi ngày một nhiều, việc đi lại cũng mất thời gian và bất tiện cho người hành nghề “đội thúng”. Tự tìm cho mình một hướng đi riêng để hành nghề “cơm thúng”, gia đình Chị nguyễn Thị Hải, đã chuyển cả nhà lên thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa) vẫn giữ nghề “đội thúng” bán cơm từ năm 2010. Hiện nay “chị bán rất được” ở quê mới, thị trấn Quy Đạt.

Trời đã nhá nhem tối, tôi cũng sà vào thúng cơm của chị Hải, tự thưởng cho mình bữa tối với món cơm đùi gà Lạc Sơn. Thúng cơm của chị đặt ngay trên vỉa hè, đoạn trước cữa hàng tổng hợp thiết bị trường học thị trấn Quy Đạt. Với vài bộ bàn ghế nhựa đơn sơ, một thúng cơm, một nồi gà nóng hổi, vừa thoăn thoát lấy phần cơm cho tôi, chị Hải bộc bạch : “Người ở đây họ chọn cơm gà nhiều lắm, đi làm về họ ghé vào chỗ chị mua 50 nghìn gà, ít cơm là cả nhà có bữa tối. Mỗi ngày chị bán tầm 20 con gà, vài cân thịt lợn và 30 quả trứng”

Điểm đặc biệt của món “cơm thúng” Lạc Sơn, là gà được chặt riêng ra từng bộ phận, nấu chung với trứng nguyên quả, thịt lợn, đậu phụ. Ăn kèm với đó là dưa muối, măng hoặc dọc mùng…, với các loại gia vị bí truyền thơm ngon đến lạ. Tùy theo sở thích, ai ăn gì thì chọn lấy, đầu, cổ hay đùi thì tự chỉ, rồi chủ thúng lấy cho thực khách… Còn giá cả cũng rất “dễ chịu” và linh động, 20 nghìn đồng là có thể thưởng cho mình một suất cơm gà Lạc Sơn. Nếu người già mua thì 10 nghìn đồng, chủ thúng cũng bán.

Thúng cơm của chị Nguyễn Thị Hải ở thị trấn Quy Đạt được rất nhiều người ưa thích
Thúng cơm của chị Nguyễn Thị Hải ở thị trấn Quy Đạt được rất nhiều người ưa thích

Cũng giống như chị Hải, năm 2013, vợ chồng chị Lạc bồng bế 3 con nhỏ rời làng Lạc Sơn lên thị trấn Quy Đạt chỉ mang theo vẻn vẹn bí truyền của nghề “đội thúng” bán cơm. Cứ tầm 10 giờ sáng hàng ngày, chị đã có mặt tại ngã tư chợ Quy Đạt với thúng cơm đầy ú để bán cơm cho khách.

 Sau gần 10 năm làm nghề, các con của vợ chồng chị đã lớn, có người ra trường đi làm. Cuộc sống đã khá giả hơn trước nhiều, nhưng vợ chồng chị vẫn chưa có ý định bỏ nghề. Dường như cái nghề này đã ăn sâu vào tiềm thức của chị, được đưa “nghề” của làng mình đi ra quảng bá, phục vụ thực khách là một niềm vui.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa cho biết: “Nghề “đội thúng” bán cơm ở làng Lạc Sơn có khoảng từ năm 1982 - 1983. Ban đầu chỉ vài người bán, sau đó phát triển dần, đến nay có khoảng 50 hộ gia đình tham gia và đang có xu hướng tăng lên. Họ đi bán khắp nơi, Đồng Hới, Ba Đồn… rồi ngược núi lên cả thị trấn Quy Đạt. Đời sống bà con  lương, giáo trong làng theo nghề cơm thúng ngày càng khấm khá”

Cùng với thời gian, sở thích... món cơm thúng đang dần góp mặt trong cuộc sống sinh hoạt của nhiều người dân. Hiện nay, nó không còn là món ăn, mà nghề “đội thúng” bán cơm còn như một nét văn hóa riêng biệt của vùng đất Quảng Bình mà không nơi nào có. Ai đã từng ăn “cơm thúng” Lạc Sơn lâu ngày không trở lại đã thấy nhớ nhung!   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.