Trên đường vào thôn Khuổi Xoan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi bắt gặp dưới những mái nhà sàn lợp lá cọ, thấp thoáng vành khăn quấn trên tóc của những chị em phụ nữ Dao tiền (nhóm Dao địa phương). Đây là vật không thể thiếu trên bộ trang phục của người phụ nữ. Khi các chị em phụ nữ vấn khăn đẹp, nghĩa là trong bản sắp có hội.
“Em thấy rất buồn khi nhiều bạn trẻ người Giáy bây giờ không biết đến những câu truyện cổ, dân ca, không nói được tiếng dân tộc mình. Đó cũng là động lực để em xây dựng kênh Youtube "Hướng Giáy Sapa" nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc”, Cô Vũ Thị Ngọc Hướng, dân tộc Giáy, chủ kênh Youtube chia sẻ.
Ngày 31-5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định công nhận 10 di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có lễ "Ét đông" (Tết ăn con dúi) của nhóm Giơ Lâng (Ba Na).
Sinh ra và lớn lên ở miền “gạo trắng nước trong” chàng trai người Hoa, Khưu Tấn Bửu, hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Sáng tạo” của Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Cần Thơ, luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn một tình yêu lớn lao với "hạt ngọc" quê mình. Niềm khao khát đưa cảnh đẹp quê hương đến gần hơn với những người yêu hội họa và nâng tầng giá trị hạt gạo Việt, chàng thanh niên trẻ quyết định khởi nghiệp với thể loại tranh gạo.
Có một miền quê ở lưng chừng vùng sơn cước, nơi có những ngõ đá, hàng rào đá, giếng đá, thậm chí là cả những ngôi nhà cổ bằng đá hằng trăm tuổi đã tạo nên một nếp làng yên bình mà độc đáo. Vùng quê xinh đẹp đó là làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Lần đầu các nhân vật trong một tác phẩm văn học được tái hiện bằng ngôn ngữ rối cạn, hay rối cạn kết hợp nhuần nhuyễn với rối nước. Với những thể nghiệm mới này, sân khấu múa rối như được khoác một tấm áo mới, thu hút đông đảo khán giả, nhất là thời điểm nghệ thuật đang “gặp khó” do đại dịch Covid-19.
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB), Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các chính sách hầu như chưa có thể tạo ra bước đột phát mạnh mẽ để thúc đẩy vùng TD&MNPB phát triển.
Đó là một trong những việc làm theo Bác hằng ngày của ông Lò Văn Chiến, dân tộc Giáy, 81 năm tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, ở bản Tả Sin Chải, phường Đông Phong, TP. Lai Châu (Lai Châu). Bởi với ông, việc mai một, thất truyền bản sắc văn hóa của người Giáy luôn là điều làm ông trăn trở.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhằm góp một phần nhỏ của mình tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, cựu chiến binh Tòng Trung Tiến, sinh năm 1959, dân tộc Thái, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn nghệ dân gian huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để vẽ những bức tranh cổ động, giúp nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch Covid-19.
Đó là Rơ Lan H'Blơn, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Đội 9, Công ty 74 thuộc Binh đoàn 15, công nhân khai thác mủ cao su với thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động xuất sắc của đơn vị. Đây cũng chính là lý do, chị được mệnh danh là người phụ nữ có "đôi bàn tay vàng".
Trong những điểm đến đẹp và đáng nhớ trên xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ấn tượng với tôi hơn cả đó chính là rừng trâm cổ thụ nằm ngay sát bãi biển Chương Nẹp. Nhìn từ xa, rừng trâm như một cánh cung bao bọc, chở che cho người dân xã đảo trước những phong ba bão táp. Bao đời nay, người dân trên đảo Minh Châu nâng niu, trân quý gìn giữ khu rừng già ấy, xem đó như là biểu tượng, niềm tự hào của quê hương.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công bố Quyết định số 1732/QĐ-BVHTTDL về việc đưa lễ hội đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.
Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) và Trung tâm Mạng lưới và thông tin quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, dưới sự bảo trợ của UNESCO (ICHCAP) đã ra mắt dự án ichLinks (https://www.ichlinks.com) về xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin về di sản văn hóa phi vật thể tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Báo Dân tộc và Phát triển điện tử ngày 5/4/2021 đăng tải bài viết: “Uống rượu “Khát vọng”- Một kiểu câu khách cần lên án”. Bài viết phản ánh nhiều nhà hàng, điểm du lịch ở một số tỉnh miền núi phía Bắc xuất hiện cách uống rượu “khát vọng” mang tính chất lố bịch, dung tục trong những cuộc trà dư tửu hậu; không phải là bản sắc văn hóa của dân tộc Thái như nhiều người ngộ nhận. Sau khi báo phát hành đã nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả, trong đó có không ít người là luật sư, cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa. Báo Dân tộc và Phát triển xin chuyển đến bạn đọc một số ý kiến tiêu biểu.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) đã lựa chọn những vấn đề trọng tâm, đột phá để triển khai thực hiện; đồng thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dân. Qua đó, góp phần tạo lòng tin cho Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.
Trong số gần 700 hiện vật đang được trưng bay tại Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh, có không ít hiện vật do nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Lâm Phen, ở ấp Ba Sê A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh công phu sưu tầm, phục chế. Trong đó đáng kể và giá trị nhất là những loại nhạc cụ, phục trang mão (mũ), mặt nạ truyền thống của người Khmer Nam bộ.
Chợ phiên Hà Lâu là phiên chợ duy nhất hoạt động mang đậm bản sắc chợ phiên của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chợ được phục dựng lại từ năm 2018, đến nay đã trở thành nơi giao thương quen thuộc của người dân xã Hà Lâu nói riêng và cả huyện Tiên Yên nói chung. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang triển khai Đề án mở rộng chợ phiên Hà Lâu tích hợp các điểm tham quan, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng... nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Trong những năm qua, vùng Trung du miền núi phía Bắc (TD&MNPB) cũng đã thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn chưa tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh, thiếu tính liên kết vùng....để tạo bước đột phá trong quá trình phát triển...
Khu nhà ở của dòng họ Vi ở thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn)- dòng họ 14 đời trấn ải biên cương, một thời được coi là “biệt phủ” nguy nga tráng lệ. Tiếc thay, theo thời gian, khu “biệt phủ” ấy hiện chỉ còn là những tàn tích; thế hệ con cháu họ Vi cũng không có ai sinh sống lập nghiệp ở vùng đất này....
Ngày 26-5, tại TP Saint Petersburg, Liên bang Nga, khai mạc Hội chợ sách quốc tế St.Petersburg lần thứ 16. Tham gia sự kiện năm nay, Việt Nam mang đến gian hàng giới thiệu nhiều đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh.