Gần 15 năm bươn chải thu mua nông sản, ông Hoàng Chuẩn chuyển sang chế biến và gây tiếng vang với phát minh máy rang hạt điều bằng củi.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2021, tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt 45 tỷ đồng để thực hiện các dự án bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh.
Tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ “Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19” do Chính phủ thành lập; phối hợp với chính quyền, Mặt trận và cơ sở y tế ở địa phương tham gia các hoạt động thiện nguyện phòng, chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch...là những hoạt động thiết thực mà các Tăng Ni, Phật tử thực hiện trong thời gian qua.
Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc Giang, các loại hình dân ca truyền thống của đồng bào các DTTS mang âm hưởng, màu sắc vô cùng độc đáo. Sự hội tụ và lan tỏa của các loại hình dân ca này đã tạo nên những mảng văn hóa đa sắc màu, trở thành vốn di sản quý đang được địa phương chú trọng bảo tồn và phát huy.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Với kết quả thi đáng tự hào, Vi Đức Mạnh (28,5 điểm) và Lê Ngọc Tính (27,5 điểm) - đôi bạn cùng lớp 12, Trường THCS - THPT dân tộc nội trú Hà Tĩnh (đóng tại thị trấn Hương Khê) cùng có chung ước mơ vào Trường Sỹ quan Chính trị.
Đối với người Ề Đê, chiếc vòng đồng không chỉ là vật trang sức mà còn có nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh. Đây là vật chứng trong các lễ cúng, vật giao ước trong lễ cưới hỏi, kết nghĩa hay là bùa hộ mệnh, cầu may. Đặc biệt trong đời của mỗi người thì những lần được cúng đeo vòng đồng được xem là đánh dấu giai đoạn hay thời khắc quan trọng trong cuộc đời.
Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng, ông KPă Vương, hay còn gọi là Ma Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch xã Cà Lúi 3 nhiệm kỳ đã dành trọn tâm huyết của cả cuộc đời mình vì sự nghiệp giáo dục, vì sự bình yên; người “giữ lửa” cho buôn làng.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025. Đây được coi một cuộc “tổng kiểm kê” cần thiết nhằm quản lý, thống nhất chuyên môn về nghiệp vụ lưu trữ trong lĩnh vực lễ hội. Trong tương lai không xa, cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam cũng sẽ hình thành, góp phần khắc phục những khó khăn trong quản lý và khai thác tài liệu về lễ hội.
Đã gần 30 năm, ban đầu là con thuyền độc mộc, rồi đến thuyền sắt gắn động cơ có mái che, dù ngày mưa cũng như ngày nắng, chưa khi nào ông trễ hẹn đưa đón các em học sinh qua dòng Nậm Mu. Ông là Lò Văn San, dân tộc Thái, ở bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ lâu, bến sông nơi đây được bà con gọi với cái tên “Bến đò ông San”.
Hiểu về truyền thống một cách thấu đáo trong mối quan hệ hài hòa với dòng chảy của thời đại, các nhà thiết kế có thể tìm thấy chất liệu, cảm hứng sáng tạo trong kho báu di sản đồ sộ của dân tộc, từ đó cho ra đời các sản phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống hiện nay, nhưng vẫn chuyển tải nét độc đáo của hồn cốt Việt.
Ngắm nhìn không gian nghệ thuật trong trẻo, nên thơ về con người, núi rừng Tây Bắc của bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu ̣̣(76 tuổi, nguyên giáo viên dạy Văn -Trường THCS Tân Thành, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), công chúng và cả giới hoạ sĩ đều bất ngờ ,bởi đó là những tác phẩm hội họa của một người chưa học qua trường lớp năng khiếu, nghệ thuật nào. Cần mẫn sáng tác ở độ tuổi xưa nay hiếm, bà lặng lẽ cầm cọ và bung toả tình yêu nghệ thuật với vẻ đẹp tự nhiên như một bông hoa rừng.
“Làng Việt xưa và nay” là một trang facebook thu hút được khá đông các thành viên tham gia, là sự quan tâm theo dõi của những người yêu văn hóa làng và những ký ức đẹp đẽ của cả một quá trình phát triển làng xã ở Việt Nam. Người tham gia nhóm sẽ được đăng tải, chia sẻ và chiêm ngưỡng nhiều bức ảnh đẹp về phong cảnh làng quê cũng như những câu chuyện giản dị, gần gũi mà họ vô tình bắt gặp đâu đó trên đường.
Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu là cư dân nông nghiệp, trong quá trình mưu sinh đã hình thành nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ hội cầu mưa, lễ cúng thổ địa, lễ cúng cơm mới, lễ cầu nước, tục cầu máng nước, cầu thần nước, cầu thần đập nước… Dưới đây là Lễ hội đón tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An) được tái hiện tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam..
Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).
“Vui quá thưa bác. Vậy là sáng nay, tại khu điều trị ở Đơn Dương chỗ con thêm bệnh nhân thứ 3 là BN 29.167 được xuất viện ạ. Bệnh nhân tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà...”. Đó là tin nhắn mới nhất gửi đến tôi của Ma Hy Touneh Định, bác sĩ trẻ người Raglay từ trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)…
Nằm cách trung tâm TP. Cao Bằng hơn 80km, những ngôi nhà sàn đá cổ của đồng bào Tày, Nùng tại làng đá Khuổi Ky (tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, tạo nên sự độc đáo riêng biệt cho mảnh đất vùng biên viễn.
Trung tâm Văn hoá thành phố Hà Nội (thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) vừa chính thức phát động cuộc thi ảnh “Phụ nữ với gia đình và xã hội”, nhằm tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về bình đẳng giới.