Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Làng Việt xưa và nay” và những câu chuyện giản dị

PV - 10:24, 01/08/2021

“Làng Việt xưa và nay” là một trang facebook thu hút được khá đông các thành viên tham gia, là sự quan tâm theo dõi của những người yêu văn hóa làng và những ký ức đẹp đẽ của cả một quá trình phát triển làng xã ở Việt Nam. Người tham gia nhóm sẽ được đăng tải, chia sẻ và chiêm ngưỡng nhiều bức ảnh đẹp về phong cảnh làng quê cũng như những câu chuyện giản dị, gần gũi mà họ vô tình bắt gặp đâu đó trên đường.

Trẻ em làng gốm
Trẻ em làng gốm

Câu chuyện của những đồ vật cũ

Không khó để bắt gặp trên nhóm những bức ảnh về những đồ vật cũ, những đồ dùng gắn bó với cả một giai đoạn của sự phát triển nền nông nghiệp, từ khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển như bây giờ.

Đó là những chiếc cày, cái liềm cắt lúa, cái máy tuốt, hay những chiếc gầu tát nước… mà nếu không tái hiện lại bằng hình ảnh, có lẽ nhiều thế hệ sau này sẽ không tưởng tượng ra được đã có những giai đoạn ông bà, cha mẹ ta đã phải vất vả như thế nào khi làm nông nghiệp. Gắn với những đồ vật lao động thô sơ ấy là những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc, nền nhà đất, mái tranh và tường đất với những đồ đạc hết sức đơn sơ: Chiếc chõng tre, cái cối giã gạo, tấm liếp che cửa, đèn dầu…

Hình ảnh những gian bếp với khói rơm, mái rạ là những chiếc chạn bát bằng tre, nồi niêu xoong chảo nhôm, chiếc thìa bằng nhôm méo mó… Tất cả những đồ vật đó đã ăn sâu vào ký ức của một lớp người đã trải qua một thời tuổi thơ nghèo khó. Nhưng có một điều rất lạ, tất cả những ai đã trải qua những năm tháng khó khăn ấy, giờ nhìn lại thì họ vẫn luôn cảm thấy gần gũi và ấm cúng.

Những hình ảnh thân thương ấy được người ta lưu lại và chia sẻ lên không gian mạng, không chỉ để lưu lại cho thế hệ sau, mà để cho chính những thế hệ đã từng trải qua có được những khoảnh khắc ôn lại những kỷ niệm của thời thơ ấu, khốn khó nhưng không thể nào quên được.

Bằng chứng là khi một ai đó đưa hình ảnh ấy lên mạng, rất nhiều người đã bình luận, sẻ chia và tương tác. Đó là những thế hệ 6X, 7X trở về trước, những người đã trực tiếp sống trong những thời điểm đó. Mỗi khi một món đồ được chia sẻ, thì rất nhiều ký ức lại ùa về. Những ký ức của tuổi thơ, ký ức của thời nhỏ gắn với gia đình, với ông bà cha mẹ…

Còn với thế hệ trẻ ngày nay, xem và biết được những hình ảnh đó để thấy được sự đổi thay của xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như máy móc, cũng như thấy được văn hóa, xã hội của cả một thời kỳ chỉ bằng những hình ảnh cũng như trân trọng những giá trị đang có.

Đến những câu chuyện ngày nay

Tham gia nhóm “Làng Việt xưa và nay”, nhiều người rất thích thú khi bắt gặp những câu chuyện, mà chỉ xuất hiện ở những góc khuất rất sâu trong cuộc sống, nếu ta không quan sát thì rất khó có thể nắm bắt.

Tác giả Nguyễn Quý Dương chia sẻ về câu chuyện nhân một lần anh về Thái Bình. Khi nghỉ chân, vô tình vào xin nước ven đường Quốc lộ lúc trưa nắng. Anh bắt gặp hai cụ bà. Qua câu chuyện, anh biết hai cụ không phải là ruột thịt nhưng đã ở với nhau từ lúc còn trẻ trong ngôi nhà cũ từ mấy chục năm rồi. Giờ về nhà hai cụ vẫn nương tựa vào nhau để sống. Một cụ thì to béo, tóc trắng, một cụ thì nhỏ người và tóc vẫn đen. Hai cụ nhiều tuổi nhưng vẫn đều khỏe mạnh và minh mẫn, nói chuyện vui và hóm hỉnh.

Đó cũng là những hình ảnh, những câu chuyện rất giản dị, vẫn tồn tại ở đâu đó trong những góc khuất của cuộc sống. Người thôn quê vốn dân dã. Câu chuyện của hai cụ già khiến người ta liên tưởng đến nhiều câu chuyện gần gũi khác. Ở vùng quê nhà tôi cũng có những câu chuyện gần giống như thế này.

Thời các cụ ngày xưa có nhiều cụ ông có đến 2, 3 bà vợ, và có khi vợ cả, vợ hai sống cùng với nhau một nhà. Khi già, cụ ông mất, còn lại hai cụ bà. Hai cụ bà lại sống vui vẻ cùng con cháu. Hay có những gia đình có hai chị em gái sống cùng nhau, đều không lập gia đình và sống với nhau từ trẻ cho đến già. Chị em gái vốn thương yêu nhau, càng về già khi không có con cháu lại càng thương yêu nhau hết mực.

Câu chuyện của tác giả Nguyễn Quý Dương về hai cụ già tuy không phải là chị em hay có họ hàng máu mủ gì, nhưng hai cụ đã sống với nhau từ trẻ cho đến già, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống, thì cũng có thể coi tình cảm của hai cụ dành cho nhau như chị em gái ruột thịt trong nhà.

Tác giả có tên facebook Thu Vàng lại mang đến một câu chuyện khác. Với những bức ảnh chụp một cụ ông Phí Xuân Giao ở xã Ngọc Tảo, Phúc Thọ, Hà Nội. Mặc dù đã có tuổi (cụ sinh năm 1938), nhưng mỗi buổi chiều mùa hạ, cụ vẫn một mình đạp chiếc xe đạp chở theo một con diều đi thả. Khi trở về, cuộn dây diều cụ buộc gọn để trên ghi đông chiếc xe đạp, còn con diều to với màu sặc sỡ, cụ chở ở đằng sau. Dắt chiếc xe đạp có chở theo cánh diều đi ven triền đê, có lẽ cụ đã gửi mọi sự vào niềm đam mê không có tuổi của mình.

Nếu những đồ vật xưa đã đi vào dĩ vãng, thì ta cũng không khó để bắt gặp hoặc được giới thiệu đến những làng nghề còn làm ra những nông cụ, như sàng, nong, nia hoặc những chiếc cối xay gạo, phục vụ cho những ai đam mê hoặc những người làm công tác bảo tồn.

Giữa cuộc sống hối hả, bất chợt gặp những hình ảnh gần gũi, đời thường, ta như được sống chậm lại, để nhớ về một thời xưa cũ, với những ký ức không quên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 24, năm 2023

Khai mạc Hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 24, năm 2023

Khoa học - Công nghệ - T.Nhân - N.Triều - 2 phút trước
Ngày 22/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), UBND tỉnh Bình Định và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông Việt Nam lần thứ 24, năm 2023 tại Bình Định, với Chủ đề: “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”.
Hướng dẫn cách trồng cây vải không hạt

Hướng dẫn cách trồng cây vải không hạt

Bạn của nhà nông - Như Ý - 11 phút trước
Vải không hạt là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng, với hương vị ngọt thơm đặc trưng kết hợp với màu sắc đẹp mắt loại quả này được rất nhiều người ưa thích mỗi khi đến vụ. Cây vải không hạt rất dễ trồng, nếu áp dụng đúng kỹ thuật và có quy trình chăm sóc hợp lý, bà con nông dân có thể sở hữu những vườn vải không hạt có năng suất vượt trội. Sau đây là hướng dẫn cách trồng cây vải không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Bình Định: Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở

Bình Định: Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở

Xã hội - T.Nhân - 16 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 55/2023/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Phá thành công đường dây mua bán vũ khí quân dụng liên tỉnh

Phá thành công đường dây mua bán vũ khí quân dụng liên tỉnh

Pháp luật - Lê Vũ - Tiến Vinh - 17 phút trước
Ngày 22/9, tại Đồn Biên phòng Tây Yên - Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, các cơ quan chuyên ngành: Bộ đội Biên phòng, Công an, Viện Kiểm sát… đã tổ chức bàn giao các đối tượng, cùng tang vật trong Chuyên án A723p, phá đường dây tổ chức mua bán vũ khí quân dụng liên tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bangladesh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bangladesh

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 22/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bangladesh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đề án 06 của BHXH Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng

Đề án 06 của BHXH Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng

Thời sự - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã phát đi kết quả kỳ báo cáo tháng 9/2023 về việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Đảm bảo an toàn cho trẻ em dịp Tết Trung thu

Đảm bảo an toàn cho trẻ em dịp Tết Trung thu

Xã hội - T.Hợp - 4 giờ trước
Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa có công văn yêu cầu sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu năm 2023.
Bảng xếp hạng FIFA: Đội tuyển Việt Nam đứng im ở vị trí 95, Thái Lan, Malaysia và Indonesia cùng thăng tiến

Bảng xếp hạng FIFA: Đội tuyển Việt Nam đứng im ở vị trí 95, Thái Lan, Malaysia và Indonesia cùng thăng tiến

Thể thao - PV - 9 giờ trước
Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng trong trận giao hữu duy nhất ở tháng 9, nhưng vì các đội tuyển đứng trên cũng giành kết quả tốt, nên thầy trò HLV Philippe Troussier không thể tiến cao hơn trên Bảng xếp hạng FIFA.
Việt Nam - Campuchia cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển

Việt Nam - Campuchia cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển

Thời sự - Minh Thu - 9 giờ trước
Biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào. Điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) với cột mốc mang số hiệu 314.
Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 9 giờ trước
Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.