Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khám phá văn hóa làng Cơ tu tại Làng Du lịch cộng đồng Ta Lang

PV - 11:28, 29/07/2021

Chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2019, đến nay, Làng du lịch cộng đồng Ta Lang, xã Bha lêê, huyện Tây Giang (Quảng Nam) ngày càng là điểm đến được nhiều du khách yêu thích của du khách.

Du khách đến làng Ta Lang đều được chào đón bằng nghi thức nhập làng để trở thành người của làng- Ảnh: Pơloong Plênh
Du khách đến làng Ta Lang đều được chào đón bằng nghi thức nhập làng để trở thành người của làng- Ảnh: Pơloong Plênh

Đây là mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được Viện phát triển Châu Á, Dự án Trường Sơn xanh, Hội du lịch cộng đồng Việt Nam chọn làm thí điểm đầu tiên tại Quảng Nam; được Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng danh hiệu Làng Du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019” vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng, tổ chức và phát triển.

Đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu

Khám phá văn hóa làng Cơ tu tại Làng Du lịch cộng đồng Ta Lang 1

Tinh thần đoàn kết, kết cấu cộng đồng trong văn hóa làng Cơ tu chính là điểm độc đáo ở làng Du lịch cộng đồng (DLCD) này. Với người dân Ta Lang, từ khi làng làm du lịch cộng đồng, sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau như văn hóa làng xưa nay cũng được người làng đem ra ứng xử, đối đãi để đón khách đến với làng. Mỗi người khách đến làng đều được chào đón bằng nghi lễ cầu an, nghi thức nhập làng trang trọng để khách thật sự trở thành người con của núi rừng Tây Giang. 

Già, trẻ, gái, trai ở làng cùng tham gia đón tiếp, phân công nhau từng việc của làng để phục vụ du khách. Khách đến làng là mọi người đều vui, cùng nhau chế biến món zơ dá truyền thống từ những nguyên liệu sạch do dân làng trồng trọt mời khách thưởng thức trong mái nhà Gươl của làng.

Trình diễn nhạc cụ của đồng bào Cơ tu- Ảnh: Pơloong Plênh
Trình diễn nhạc cụ của đồng bào Cơ tu- Ảnh: Pơloong Plênh

Các nghệ nhân, cùng những bạn trẻ sẽ trình diễn cho du khách các loại hình nghệ thuật truyền thống của làng như mú, biểu diễn nhạc cụ dân tộc aheen, abel, cùng chế tác nghề đan lát, dệt thổ cẩm,…Đó cũng là dịp để người già truyền giữ văn hóa truyền thống lại cho lớp trẻ.

Cộng đồng cùng chung tay làm du lịch xanh

Du lịch phát triển, cơ sở hạ tầng, nhà Gươl của thôn cũng được nâng cấp đầu tư khang trang, người làng có thêm thu nhập từ bán hàng lưu niệm, làm dịch vụ. Bên cạnh đó, nhiều khóa tập huấn, tham quan học tập được tổ chức cho người dân, lồng ghép những nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học, hiểu biết về môi trường tự nhiên. Dự án cũng hỗ trợ một số homestay cải tạo cảnh quan, nâng cao dịch vụ du lịch để đón khách lưu trú. 

Du khách cùng tham gia điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ tu dưới mái nhà Gươl - Ảnh: Pơloong Plênh
Du khách cùng tham gia điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ tu dưới mái nhà Gươl - Ảnh: Pơloong Plênh

Khi bắt tay vào làm, mọi người đều xem như việc chung của làng, đóng góp vật liệu, công lao động, nhiệt tình tham gia trồng cây xanh tạo cảnh quan, nâng cao dịch vụ du lịch tại điểm đến, làm hàng rào tre, vận động người làng và du khách không sử dụng túi nilon, các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng những vật liệu thân thiện môi trường,....

Điều thích thú hơn nữa là tất cả vật dụng, kể cả những đồ đựng thực phẩm đều tận dụng những vật liệu thân thiện môi trường như tre, lá chuối, lá dong,…

"Giá trị, nét độc đáo của Ta Lang chính là văn hóa cộng đồng Cơ Tu còn được lưu giữ tại làng và chọn lựa thành những “đặc sản” để tiếp đón du khách”, chị P. Thảo Trần, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.

Thực phẩm xanh- sạch, vật dụng đều sử dụng chất liệu thân thiện môi trường
Thực phẩm xanh- sạch, vật dụng đều sử dụng chất liệu thân thiện môi trường

Hơn 1 năm đi vào hoạt động, chương trình tour trải nghiệm làm “người Cơ tu” ở làng DCLĐ Ta Lang được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn.

Sau khi "nhập làng", du khách cũng có thể trải nghiệm các các trò chơi dân gian của người Cơ Tu, học cách làm các món ăn truyền thống. Hoặc có thể lựa chọn các tour khám phá như xuôi dòng Ch’Lang bằng bè tre, khám phá thác R’Cung, thăm địa đạo Axoò, đi bộ đường rừng khám phá một cung đường Hồ Chí Minh, đạp xe trải nghiệm cung đường Trường Sơn, đến các điểm du lịch khác ở huyện Tây Giang,…    

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.