May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc Trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.
Giữa bạt ngàn mây trắng, ngôi làng Aur của đồng bào Cơ Tu hiện ra nhỏ bé và thơ mộng. Cảm giác, chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Qua trăm năm, ngôi làng ấy vẫn “nguyên bản” như thủa sơ khai, bất chấp sự đổi thay của thời gian...
Kinh tế -
T.Nhân - H.Trường -
06:51, 24/07/2024 Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang đã đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi mô hình sản xuất. Theo đó, từ các mô hình kinh tế dựa vào nông – lâm nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ các cấp, nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Sản phẩm thổ cẩm được dệt nên từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Cơ Tu. Họ đã thổi hồn vào những nét hoa văn tinh tế trên tấm zồ thổ cẩm bằng những hình ảnh của cuộc sống đời thường. Nghệ nhân A Viên Thị Rum là một trong những người đã đưa thổ cẩm của người Cơ Tu trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…
Ngày 10/3, tại Khu du lịch Cổng Trời (huyện miền núi Đông Giang), tỉnh Quảng Nam đã diễn ra lễ hội mùa Xuân Cổng Trời Đông Giang năm 2023. Đây là hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động quảng bá du lịch miền núi, kích hoạt sản phẩm chất lượng cao của ngành Du lịch Quảng Nam nhằm thu hút du khách và khai thác tiềm năng, kết nối các điểm đến, mở rộng không gian phát triển từ đồng bằng, ven biển, hải đảo đến vùng sâu trong đất liền.
Chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2019, đến nay, Làng du lịch cộng đồng Ta Lang, xã Bha lêê, huyện Tây Giang (Quảng Nam) ngày càng là điểm đến được nhiều du khách yêu thích của du khách.
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Du lịch -
Minh Ngọc – Dương Nam -
12:29, 20/05/2022 Nhiều người đã thực sự thất vọng, khi hệ sinh thái đa dạng, độc đáo ở Cổng Trời Đông Giang (Quảng Nam) đã bị xâm phạm một cách thô bạo bởi những công trình bê tông hoá, cùng các khối kiến trúc ngoại lai, dị biệt ngay giữa vùng đất đậm đà bản sắc của đồng bào địa phương.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
02:42, 16/07/2024 Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế), ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp cho địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay với vai trò là Người có uy tín ở thôn A Xăng, công việc trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ lại càng được ông quan tâm thực hiện.
Sắc màu 54 -
Ngọc Ánh- Tấn Vịnh -
16:30, 20/09/2023 Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Vốn chỉ được dùng để đan chiếu sính lễ trong đám cưới truyền thống, sợi cây A’anh chác đang được khảo sát thử nghiệm, hướng tới việc làm một số sản phẩm hàng thủ công phục vụ du lịch…
Sắc màu 54 -
T.Nhân - H.Trường -
02:14, 17/07/2024 Lễ hội Văn hóa truyền thống Cơ Tu sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/7, tại xã Sông Kôn (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Lễ hội gồm nhiều hoạt động đặc sắc, mang tính gắn kết cộng đồng, cũng như mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo.
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở phía Bắc dãy Trường Sơn, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Quảng Nam cùng một số ít ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nước bạn Lào. Trong đó, Quảng Nam là nơi sinh sống của 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam, tập trung ở 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang.
A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây tập trung nhiều đồng bào các DTTS cùng sinh sống như Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy... Các bản làng nép mình trong các thung lũng dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, được núi rừng bao bọc, chở che, nên nếp sinh hoạt của người đồng bào cũng hài hòa với thiên nhiên, đồi núi. Cũng chính thiên nhiên là nơi cung cấp các sản vật, nguồn nguyên liệu để chế biến nên những món ăn dân dã mà độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa nơi này.
Xã hội -
Tiêu Dao – Minh Ngọc -
09:11, 02/01/2021 A Lăng Đợi dừng tay rìu trên phiến gỗ đang thành hình ở Khu du lịch Suối Hoa (xã Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng) để trò chuyện cùng mọi người. Hơn 10 năm nay, ông A Lăng Đợi (sinh năm 1964 tại làng Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang, Quảng Nam) được địa phương lựa chọn là già làng trong những đợt giao lưu, giới thiệu văn hóa Cơ tu tại nhiều nơi như Hội An, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội…