Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Nguyễn Văn Sơn - 08:32, 28/05/2023

Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.

Già Y Kông với công đoạn làm thân cho trống cha gơr bơh.
Già Y Kông với công đoạn làm thân cho trống cha gơr bơh

Bước vào căn nhà gỗ của già làng Y Kông, chúng tôi thực sự choáng ngợp trước một kho tàng văn hóa đặc sắc với đủ các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu. Từ đàn tâm bét alui, đàn abel, sáo rahêm, kèn cabluốc đến cồng chiêng, các loại trống đều do già Y Kông chạm và điêu khắc.

Vừa mời khách uống nước, già Y Kông tranh thủ cầm dùi gõ nhẹ theo nhịp đục chiếc trống cha gơr bơh để kịp giao hàng cho bà con Cơ Tu ở xã Bha Lêê, huyện Tây Giang.

Già Y Kông chia sẻ, theo phong tục xưa, mỗi gia đình người Cơ Tu đều phải có 1 bộ trống để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, lễ hội. Trống cổ có nhiều loại, từ trống k’thu, cha gơr bơh, pâr lư, đến trống nhỏ char gơr ka tươi. Các loại nhạc cụ này được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng, gắn liền với các lễ hội văn hóa truyền thống hoặc trong hiếu, hỷ…

Tuy nhiên, vào những năm 2010 - 2012, khi già đến các làng Cơ Tu tham gia lễ hội truyền thống thì không còn thấy “bóng dáng” những chiếc trống cổ. Từ nỗi lo di sản văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, già Y Kông bắt tay vào nghiên cứu, chế tác, phục hồi lại những chiếc trống theo dáng hình trống cổ.

Sau những năm tháng miệt mài làm trống, đến nay, mỗi năm già Y Kông đã có thể làm ra hàng chục chiếc trống, từ trống k’thu, cha gơr bơh, pâr lư, đến trống nhỏ char gơr ka tươi. Những chiếc trống này, già để bán hoặc trao đổi cho bà con Cơ Tu với giá rất hữu nghị. Các đơn vị, địa phương, trường học có nhu cầu trống lễ hội, trưng bày, giới thiệu hay làm quà biếu cũng đều tìm đến già Y Kông đặt hàng.

Già Y Kông với công đoạn cắt da bò cho mặt trống.
Già Y Kông với công đoạn cắt da bò cho mặt trống.

Theo kinh nghiệm của già Y Kông, cách làm trống của người Cơ Tu bằng phương pháp thủ công nhưng khá công phu. Thân trống được làm từ gỗ papang, mặt trống được làm từ da bò, trâu, sơn dương phơi khô.

Để bịt da cho trống, già Y Kông cố định miếng da và kéo căng mặt trống bằng sợi mây hoặc dây cước dây. Căng cho đến khi gõ, nghe âm thanh vang lên chuẩn trong, vang như tiếng trống cổ là được.

Nhờ niềm tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc, đôi bàn tay tài hoa và đôi tai thẩm âm chuẩn, già làng Y Kông đã phục hồi lại được nghề chế tác trống cổ truyền thống cha ông người Cơ Tu, để tiếng trống lại vang lên rộn rã trong các lễ hội truyền thống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Để khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ chiếc áo bà ba, tượng trưng cho vùng đất và con người Nam bộ, trong chuỗi các hoạt động của Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, sáng 29/9, tại Công viên tượng bờ kè Xà No, Phường 1, TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc triển lãm tranh áo bà ba với chủ đề “Chiếc áo bà ba xưa và nay”. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 29/10/2023.
Tin nổi bật trang chủ
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Du lịch - Lê Vũ - Bảo Trần - 1 giờ trước
Ngay 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Việt Nam, với mục tiêu tạo động lực thu hút đầu tư đưa các sản phẩm của cây Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm dược liệu khác trở thành những sản phẩm có thương hiệu.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 1 giờ trước
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 1 giờ trước
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng năm 2023, cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo.
Đưa Hà Nội đến gần hơn với du khách

Đưa Hà Nội đến gần hơn với du khách

Du lịch - Trương Vui - 1 giờ trước
Để quảng bá mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo, những năm qua, Hà Nội luôn coi trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hướng đến tạo hình ảnh Thủ đô thân thiện, mến khách.
Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Festival Áo bà ba góp phần định vị thương hiệu tỉnh Hậu Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 2 giờ trước
Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến 1/10 với nhiều hoạt động ý nghĩa và giá trị. Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Hậu Giang, góp phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống và phát huy giá trị của chiếc áo bà ba trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.