Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư…

PV - 16:02, 12/05/2025

Dòng nhạc cụ của người Cơ Tu, trong lịch sử đất Quảng, là một trong những nét ưu việt về âm nhạc ở vùng đất này.

Không gian âm thanh diễn tấu nhạc cụ truyền thống của người Cơ tu chính là rừng núi, buôn làng. Ảnh tư liệu
Không gian âm thanh diễn tấu nhạc cụ truyền thống của người Cơ tu chính là rừng núi, buôn làng. Ảnh tư liệu

Người xưa nói, kẻ sĩ phải “tinh thông lục nghệ”, thì âm nhạc là một lựa chọn. Bởi học được thanh âm của vùng đất nào, nghe được nhạc lý của dân tộc nào, sẽ thấu hiểu được văn hóa văn minh, tâm tư nguyện vọng ở nơi đó. Nghĩa rằng tiếng âm nhạc truyền đời hay ngẫu hứng vang lên ở nơi làng mạc nào đó, cũng chính là hiện trạng đời sống con người ở nơi đó.

Đa dạng những thanh âm…

Nét văn hóa bao đời thẩm thấu trong cung cách, kỹ thuật, đặc tính mà nhạc cụ Cơ Tu tạo ra, thật sự có tính điển hình trong văn hóa âm nhạc xứ Quảng.

Lịch sử nghiên cứu âm nhạc xứ Quảng đã ghi nhận, người Cơ Tu xứ Quảng rất kỳ công trong việc chế tác các loại nhạc cụ khác nhau. Hệ thống nhạc cụ Cơ Tu khá đa dạng cả về bộ gõ, bộ hơi, và bộ dây.

Qua điều tra có khoảng 20 loại, tồn tại trong mọi lĩnh vực sinh hoạt đời sống hằng ngày. Có thể nói, ở bất cứ đâu, làm việc gì, người Cơ Tu cũng có thể biểu đạt được tâm tư, tính cách, suy nghĩ của mình qua trạng thái nhạc cụ có được. Dường như, cả một thế giới thanh âm đa dạng tồn tại trong những phần nhạc cụ ấy.

Các nhà nghiên cứu đã liệt ra những đặc tính khu biệt của từng bộ nhạc cụ Cơ Tu.

Bộ gõ, tức chiêng trống, được xem là tiêu biểu nhất, nổi bật không chỉ với người Cơ Tu, mà là với tất cả dân tộc miền cao.

Bất cứ sự kiện đông người, lễ hội nào của người dân bản địa, cũng vang lên tiếng chiêng tiếng trống. Mà người Cơ Tu, lại càng đặc biệt hứng thú với những loại chiêng trống vang lừng, từ những bộ chiêng có âm thanh hùng tráng đến những chiếc trống lớn Cathu, trống con Ch’gơr khi gõ lên âm vang báo hiệu, lôi cuốn đám đông tụ hội.

Thanh âm rộn rã tưng bừng của những nhạc cụ gõ Cơ Tu luôn tỏ rõ cảm xúc của con người vùng rừng núi hoang sơ nhưng tinh tế, khoáng đạt mà sâu sắc, hồ hởi mà cân nhắc tỏ tường.

Bộ dây trong nhạc cụ Cơ Tu, lại diễn tả những cảm xúc con người, ở từng vị trí cuộc sống và thời điểm thể hiện khác nhau. Có thể nói, người Cơ Tu dùng bộ dây để diễn đạt trạng thái tâm tư tình cảm của mình, nên các nhạc cụ đàn Cơ Tu, hiện hữu trong mọi sinh hoạt gia đình, cộng đồng, tộc họ.

Đàn h’jưl sẽ vang lên khi có đám tiệc cưới hỏi, tưởng nhớ… Đàn Tơm rech dùng diễn tấu các bản nhạc, điệu múa lễ lạt. Đàn Abel thổ lộ tình cảm riêng tư, thiết tha kể những câu chuyện lâu dài. Bộ hơi ở nhạc cụ Cơ Tu gồm các loại kèn, khèn, sáo, tiêu, lại dùng gởi gắm những suy nghĩ, trạng thái, hành vi ứng xử.

Có thể nói, những bài hát Cơ Tu có réo rắt du dương, biểu đạt đầy đủ trạng thái tâm tư con người hay không, là nhờ vào những nhịp sáo, điệu khèn. Khi những âm thanh thổi của người Cơ Tu vang lên, trầm hùng với tù và, réo rắt từ kèn sáo, người ta sẽ hiểu ngay đang có việc gì mà những chàng trai, cô gái Cơ Tu muốn thực hiện…

Dày dặn cảm xúc

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, một người đã nhiều năm “sống bằng cảm xúc” vật thể và âm thanh đất Quảng, chia sẻ rằng, ông không giỏi nhạc cụ và âm nhạc, nhưng đã nghe, đã thấy rất nhiều cung bậc diễn tấu trong đời sống con người bản địa. Từ những điệu múa vũ nữ Chăm-pa, cho đến những bài cồng chiêng thỉnh thị thần linh của người Cơ Tu, và những bài hát người Việt bao năm trước, trong mỗi giai đoạn nhất định, lại phải được thấu hiểu lắng nghe.

Nhưng tại sao nhiều người cảm nhận, và hấp dẫn với nhạc khí Cơ Tu? Câu hỏi ấy, ông Nguyễn Thượng Hỷ đã tự đặt ra nhiều năm, qua mỗi lần tham dự những hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Rồi trong lần khảo sát, xây dựng các hiện vật văn hóa truyền thống, nhất là kiến trúc đồng bào, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ đã mời già làng A Tý - người đại diện dân tộc Cơ Tu vùng tây Quảng Nam, về thiết kế cây đàn đá trên dòng suối chảy.

Ông Nguyễn Thượng Hỷ nhấn mạnh, cây đàn đá là một biểu hiện rất khác lạ ở âm nhạc truyền thống, vì phối hợp cả bộ gõ và bộ dây, và độc đáo là người nghệ sĩ diễn tấu lại… không phải con người. Đàn đá được người Cơ Tu đặt ở dòng nước, theo từng bậc thang ruộng rẫy mà tạo âm thanh vang vọng. Khi già làng A Tý đặt xong những “phím đàn”, họa sĩ hỏi, thật sự đàn diễn tấu gì. Người đàn ông của núi rừng nguyên sơ cười sảng khoái, và trả lời, “nó là mình chứ đâu”.

Âm thanh của đàn đá, là dòng con nước chảy, là tâm tư suy nghĩ của mình đặt ở nơi bờ ruộng, cây lúa mình trồng. Khi mình không có mặt, cây đàn đá chính là mình, giữ cho con mang, con heo rừng không dám mò đến kiếm ăn, phá rẫy phá nương. Âm thanh nhạc cụ giữa tự nhiên, là tiếng rừng tiếng núi, tiếng thay thế mình mà trấn giữ, thể hiện mình ở đó, thay chỗ mình không có mặt nhưng thực sự là mình!

“Tôi nghe những lời đó, tôi chợt hiểu, mình còn vụng về lắm, thô kệch lắm, đã thấy những cây đàn, bộ chiêng vang lên từng đó năm, mà vẫn không thể hiểu hết tính tự nhiên, khẳng định của con người sống giữa núi rừng. Phải gắn bó thiết tha đến thế nào, tin tưởng ra sao, tự tin ở đó, mong mỏi như vậy, sống cùng cây cùng đất, thì con người mới tạo nên được những diễn tấu âm thanh như vậy. Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư của mỗi thế hệ con người xứ Quảng, nằm ở từng nhạc cụ, từng điệu nhạc, tiếng chiêng như vậy”- họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ chia sẻ. Và mong, mọi người hãy lắng tai, đặt trái tim mình vào…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Ninh Sơn (Ninh Thuận): Phát huy hiệu qủa nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ninh Sơn (Ninh Thuận): Phát huy hiệu qủa nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chính sách Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 40 phút trước
Huyện Ninh Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đất ở, nhà ở giúp người dân an cư lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Đồng thời hỗ trợ con giống gia súc, bảo vệ rừng tạo sinh kế cho người nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Tin tức - Hồng Phúc - 43 phút trước
Sáng 13/6, Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo đã long trọng tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 13/6, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 3 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 3 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.