Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Địa đạo giữa lòng dân

T.Nhân - H.Trường - 11 giờ trước

Ẩn mình dưới lòng đất hơn nửa thế kỷ, địa đạo Kỳ Anh (xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) không chỉ là căn cứ địa vững chắc trong kháng chiến, mà còn là minh chứng sống động cho ý chí sắt đá và tinh thần đoàn kết của quân và dân nơi vùng đất kiên trung xứ Quảng.

Năm 1964, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, TP. Tam Kỳ được chia thành hai vùng chiến lược: vùng đông là xã Kỳ Anh (nay là Tam Thăng), vùng tây là huyện Phú Ninh. 

Địa đạo Kỳ Anh dài 32km, ở xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
Địa đạo Kỳ Anh dài 32km, ở xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam.

Ngay từ những ngày đầu thực hiện nghị quyết giải phóng vùng ven đô, cán bộ và Nhân dân xã Kỳ Anh đã bắt đầu hình thành những căn hầm bí mật dưới nền đình làng – nơi vừa có vị trí thuận lợi, vừa gắn liền với tín ngưỡng dân gian, tránh được sự "dòm ngó" của địch.

Địa đạo được đào từ tháng 5/1965 đến 1967 hoàn thành, với vị trí chiến lượt gắn liền với làng Thạch Tân.
Địa đạo được đào từ tháng 5/1965 đến 1967 hoàn thành, với vị trí chiến lượt gắn liền với làng Thạch Tân.

Từ hai căn hầm ban đầu làm nơi cứu thương và chứa lương thực, đến tháng 5/1965, người dân cùng bộ đội và du kích đã bắt tay mở rộng thành hệ thống địa đạo quy mô lớn. 

Địa đạo chia thành nhiều nhánh, nhưng đều thông với địa đạo chính, giúp quân và dân linh hoạt trong hoạt động chiến đấu.
Địa đạo chia thành nhiều nhánh, nhưng đều thông với địa đạo chính, giúp quân và dân linh hoạt trong hoạt động chiến đấu.

Bằng đôi tay trần và những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xà beng, trong suốt 2 năm, Nhân dân ta đã đào nên một địa đạo dài 32km, cao khoảng 0,8–1m, rộng 0,5–0,8m – một “thành lũy thép” nằm sâu dưới lòng đất.

Địa đạo như một thành lũy thép, giúp che giấu cán bộ, tạo sự linh loạt trong kháng chiến.
Địa đạo như một thành lũy thép, giúp che giấu cán bộ, tạo sự linh loạt trong kháng chiến.

Ông Huỳnh Kim Ta, đại diện Ban Quản lý di tích địa đạo Kỳ Anh, xúc động kể lại: “Với sự hăng hái, quyết tâm của quân và dân ta, địa đạo được đào xuyên đêm từ 5 giờ chiều hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau liên tục trong 2 năm. Từng mét đất được đào lên đều phải ngụy trang kỹ lưỡng, đưa đi tản mác ở các vị trí kín đáo để tránh bị máy bay do thám phát hiện”.

Các miệng hầm thường nằm trong nhà dân, dưới gốc rơm, bụi tre... và được ngụy trang để giữ bí mật một cách tuyệt đối.
Các miệng hầm thường nằm trong nhà dân, dưới gốc rơm, bụi tre... và được ngụy trang để giữ bí mật một cách tuyệt đối.

Theo ông Ta, hệ thống địa đạo Kỳ Anh được xây dựng, không chỉ để trú ẩn mà còn là nơi nuôi giấu cán bộ, chứa lương thực, thuốc men, tổ chức chỉ huy chiến đấu. Điều đặc biệt là, toàn bộ lối vào địa đạo đều được thiết kế kín đáo, nằm trong lòng làng – từ giàn bếp, chuồng bò, cây rơm, gốc tre… tất cả đều được ngụy trang cẩn mật.

Hầm cứu thương trong địa đạo.
Hầm cứu thương trong địa đạo.

“Địa đạo nằm ngay trong làng, được người dân bảo vệ tuyệt đối. Chính sự bao bọc đó mà địa đạo có thêm cái tên đầy thân thương: "địa đạo trong lòng dân”. Các nhánh trong hầm đều nối liền với nhau, giúp bộ đội cơ động, ẩn náu, tiếp tế dễ dàng. Bên trong còn có đầy đủ hầm chỉ huy, trữ lương thực, thuốc men phục vụ kháng chiến lâu dài”, ông Ta nói.

Đường vào hầm chỉ huy của địa đạo.
Đường vào hầm chỉ huy của địa đạo.

Hệ thống địa đạo tỏa ra từ nhiều điểm, nhưng đều dẫn về trục chính. Tại làng Vĩnh Bình, một nhánh địa đạo bắt đầu từ giếng nhà ông Hồ Kỳ, chia làm ba hướng: một vào làng, một vào nhà liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết – nơi có hầm bí mật dưới nền nhà, và một hướng ra bãi lau sậy 180ha ven sông Đầm – một “tấm áo tàng hình” cho bộ đội giữa những trận càn.

Hầm chỉ huy nằm sâu trong địa đạo.
Hầm chỉ huy nằm sâu trong địa đạo.

Đặc biệt, ở làng Thạch Tân, địa đạo lại bắt đầu từ ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi – nơi vừa là không gian tâm linh, vừa là căn cứ cách mạng. Dưới nền đình là hầm cứu thương và kho chứa lương thực.

Địa đạo nằm dưới đình làng cổ 300 năm tuổi Thạch Tân.
Địa đạo nằm dưới đình làng cổ 300 năm tuổi Thạch Tân.

Năm 1968, quân địch nghi ngờ nơi đây là trung tâm chỉ huy nên cho 4 xe tăng đến phá hủy đình. Chúng buộc dây xích vào cột đình, định kéo sập, nhưng cả bốn sợi xích đều bị đứt. Đình vẫn đứng vững giữa khói lửa – như một lời thề thiêng liêng của mảnh đất không chịu khuất phục.

Đình làng Thạch Tân qua bao năm tháng vẫn sừng sững, bên dưới là hầm cứu thương và tiếp tế lương thực.
Đình làng Thạch Tân qua bao năm tháng vẫn sừng sững, bên dưới là hầm cứu thương và tiếp tế lương thực.

“Điều đó không chỉ là hiện tượng lạ, mà còn là niềm tin, là sức mạnh tinh thần lớn lao tiếp thêm nghị lực cho quân dân ta. Đến nay, trên thân các cột đình vẫn còn hằn vết đạn, dấu kéo xích – như chứng tích không thể phai mờ của một thời lửa đạn”, ông Ta chia sẻ.

Lối vào hầm cứu thương ở địa đạo Kỳ Anh.
Lối vào hầm cứu thương ở địa đạo Kỳ Anh.

Với vị trí chỉ cách trụ sở chính quyền cũ 7km và căn cứ quân Mỹ khoảng 2km, địa đạo Kỳ Anh trở thành trung tâm chiến lược trong suốt cuộc kháng chiến. Theo ông Ta, từ năm 1965–1975, quân và dân Kỳ Anh đã tổ chức 1.052 trận đánh, tiêu diệt hơn 3.700 lính địch, bắn rơi 3 máy bay, phá hủy 15 xe quân sự.

Dấu tích thời chiến gắn với đình làng Thạch Tân và địa đạo Kỳ Anh.
Dấu tích thời chiến gắn với đình làng Thạch Tân và địa đạo Kỳ Anh.

“Thời điểm ấy, làng Thạch Tân chỉ có 140 hộ với hơn 600 nhân khẩu, nhưng có tới 203 liệt sĩ và 59 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Toàn xã Tam Thăng có 1.252 liệt sĩ và 237 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng – đó là những con số khiến chúng ta không thể nào quên”, ông Ta nghẹn ngào.

Những kỷ vật được tìm thấy tại địa đạo sau chiến tranh.
Những kỷ vật được tìm thấy tại địa đạo sau chiến tranh.

Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến tháng 6/2017, tỉnh Quảng Nam chính thức đưa di tích này vào khai thác du lịch lịch sử. Dù một số hạng mục cũng đã xuống cấp theo thời gian, nhưng các khu vực trọng yếu như hầm chỉ huy, hầm cứu thương vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.

Ông Huỳnh Văn Ta - Ban quản lý di tích địa đạo Kỳ Anh giới thiệu với du khách về địa đạo.
Ông Huỳnh Văn Ta - Ban quản lý di tích địa đạo Kỳ Anh giới thiệu với du khách về địa đạo.

Hiện nay, chính quyền địa phương, ngành Văn hóa đang chung tay phục dựng, bảo tồn hệ thống địa đạo nhằm đưa nơi đây trở thành địa chỉ đỏ giáo dục về lòng yêu nước, về sự kiên cường và sáng tạo của người dân xứ Quảng trong chiến tranh cho người dân địa phương nói riêng và khách tham quan nói chung.

Địa đạo Kỳ Anh được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997, và trở thành địa chỉ đỏ giáo dục về lòng yêu nước.
Địa đạo Kỳ Anh được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997, và trở thành địa chỉ đỏ giáo dục về lòng yêu nước.

“Địa đạo Kỳ Anh không chỉ là một công trình quân sự, mà còn là biểu tượng văn hóa – nơi kết tinh của lòng dân, trí dân và sức dân. Chúng tôi mong muốn thế hệ sau hiểu rằng để có được độc lập, tự do hôm nay là nhờ máu xương và sự hy sinh thầm lặng nhiều người, nhiều vùng quê anh hùng, trong đó có vùng quê hương xứ Quảng”, ông Huỳnh Kim Ta nói thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5/2025.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5/2025.
Hàng nghìn tăng ni, phật tử TP. Hồ Chí Minh nghinh đón xá lợi Đức Phật

Hàng nghìn tăng ni, phật tử TP. Hồ Chí Minh nghinh đón xá lợi Đức Phật

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
Hàng nghìn tăng ni, phật tử đã có mặt từ sớm tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) để cung đón đoàn rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỉ đồng.
Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Thể thao - T.Nhân-N.Triều - 6 giờ trước
Nằm trong chuỗi sự kiện Văn hoá – Thể thao – Di lịch chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và quốc tế lao động 1/5, sáng 2/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định phối hợp với Liên đoàn Cầu lông tỉnh tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông các Câu lạc bộ (CLB) tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025. Giải đấu sẽ diễn ra đến ngày 4/5.
Gia Lai: Đốt dọn thực bì làm nương rẫy, gần 6 ha rừng bị cháy

Gia Lai: Đốt dọn thực bì làm nương rẫy, gần 6 ha rừng bị cháy

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 2/5, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Cơ (Gia Lai) cho biết, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chữa cháy vừa kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy rừng xảy ra trên địa bàn xã Ia Din sau khoảng bốn giờ bùng phát.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật

Thời sự - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ban Chỉ đạo sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 11 giờ trước
Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Xã hội - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một trong những dấu mốc trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong kỷ nguyên số hiện nay, thế hệ trẻ đang góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử và lan tỏa tinh thần yêu nước bằng những cách làm sáng tạo, hiện đại thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Nhằm giúp người dân miền núi xoá nhà tạm, nhà dột nát, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã đưa lực lượng về làng “cùng ăn, cùng ở, cùng xây nhà” với người dân. Qua 2 tháng triển khai, các chiến sĩ bộ đội đã giúp người dân xã Canh Liên, huyện miền núi Vân Canh xây dựng, sửa chữa 101 căn nhà. Qua đó càng làm sâu sắc thêm tình cảm quân - dân, tô thắm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Gương sáng - Tào Đạt (lược ghi) - 11 giờ trước
“Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) tại Dinh Độc Lập đã khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải cúi đầu!
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Xã hội - Tào Đạt - 11 giờ trước
Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.