Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2383/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ 600m2 tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, chùa Linh Sơn Cổ Tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 2 TP. Vũng Tàu đã tổ chức nhiều đợt quyên góp từ thiện để hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng tại tuyến đầu chống dịch, người nghèo và bà con trong các vùng tâm dịch.
Có thể nói, trong suốt quá trình chống dịch Covid-19, bằng cách này cách khác, bằng thực lực của mỗi một tổ chức tôn giáo mà có sự đóng góp, hỗ trợ khác nhau. Nhưng tất cả đều là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, trách nhiệm đồng hành và là nghĩa cử cao đẹp, là tinh thần, giá trị của đạo đức tôn giáo, là sự minh chứng cho tôn giáo trong lòng dân tộc, vì dân tộc.
Đầu năm 2021, Bảo tàng Ama H’Mai được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép hoạt động. Bảo tàng nằm giữa buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột với kiến trúc nhà sàn giả gỗ, rộng hơn 1.000m2. Chủ nhân bảo tàng là ông Mẫn Phong Sơn, một người có tình yêu tha thiết với văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.
Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 10% dân số toàn tỉnh (hơn 90.000 người). Thời gian qua, đồng bào Khmer và sư sãi đã chung tay cùng các cấp chính quyền phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Bốn xã vùng cao, biên giới của Tây Giang (Quảng Nam) giáp với nước bạn Lào trước kia thường được gọi là Khu 7. Trong tâm trí nhiều người đó là vùng biên viễn, nghèo khó. Nhưng giờ đây trên vòng cung biên thùy ấy, đồng bào Cơ Tu trong 4 xã gồm Tr'Hy, Gary, Ch'Ơm và A Xan đang từng ngày từng giờ vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
Thời gian qua, một số đối tượng lợi dụng nguyên tắc “quyền dân tộc tự quyết” trong Hiến chương của Liên hợp quốc (LHQ) để kích động, lôi kéo đồng bào các DTTS ở Việt Nam. Thế nhưng, phải nói ngay rằng, đây là quan niệm hết sức sai lầm, cố tình đánh tráo khái niệm của những phần tử xấu.
Ngược lên thượng nguồn dòng sông Chảy, chúng tôi đến thôn Bản Mế (xã Bản Mế) nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Nùng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất, là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng già nguyên sinh.
Năm 1993, để nhường đất xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, 56 hộ đồng bào dân tộc Mường ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã di dân vào định cư ở xã biên giới Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kom Tum). Vượt qua bao khó khăn, trắc trở, giờ đây cuộc sống của đồng bào đã ấm no và ngày càng phát triển.
Không chỉ là một nhà văn với bút lực dồi dào và giàu cảm xúc, Niê Thanh Mai (dân tộc Ê Đê) còn là một cán bộ quản lý nhiệt huyết, có năng lực, được bà con các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên và anh chị em văn nghệ sĩ yêu quý, nể phục. Chị cũng là nhà văn người DTTS duy nhất của tỉnh Đắk Lắk tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tin tức -
Hồng Phúc - Văn Hoa -
15:01, 31/08/2021 Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đồng hành cùng nhân dân cả nước, các tổ chức tôn giáo và đồng bào tôn giáo đã có nhiều hoạt động, cách làm hay, sáng tạo, đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Để vượt qua những khó khăn của đại dịch, không phân biệt dân tộc, tôn giáo các tầng lớp Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng sát cánh bên các y bác sĩ tuyến đầu. Những Nghĩa cử cao đẹp, giàu tính nhân văn được phát huy cao độ; tinh thần sẻ chia và lòng nhân ái được lan tỏa mạnh mẽ. Các tình nguyện viên mỗi người mỗi việc phục vụ trong các bệnh viện, khu cách ly. Chính từ những nơi khó khăn ấy, đã bừng lên tinh thần bác ái!
Cây lanh, vải lanh được xem như một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt, vải lanh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Ngoài ra, công việc trồng lanh, dệt vải còn thể hiện đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và sự khéo léo của người phụ nữ Mông.
Ông Đặng Văn Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa vừa có Công văn số 516/BDT-VP gửi Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về việc Đề nghị hỗ trợ đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Sau một thời gian dài tưởng như đã đi vào quên lãng, vài năm gần đây, thổ cẩm của làng làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã hồi sinh trở lại. Các sản phẩm thổ cẩm đang dần có mặt trên thị trường, mang lại thu nhập cho những phụ nữ của làng, và lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc cho những thế hệ sau.
Chuyến thăm lại Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ lần cuối, vào năm 2004, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành khoảnh khắc quý, in đậm trong tâm trí mỗi người dân các dân tộc xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên). Từng lời căn dặn của Đại tướng rằng, bà con Mường Phăng cần tiếp tục phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, đoàn kết, hăng say lao động; giữ gìn thật tốt Khu di tích cho các thế hệ mai sau vẫn luôn được nhắc đến trong những cuộc họp bản, trong những giờ học của học sinh...
Do quá trình chung sống cộng cư trong một thời gian dài với đồng bào các dân tộc khác trong vùng nên văn hóa truyền thống của dân tộc Ơ Đu ở Tương Dương (Nghệ An) đã bị mai một đi khá nhiều. Tuy nhiên, quan sát họa tiết trang trí trên chân váy của phụ nữ, có thể dễ dàng phân biệt trang phục truyền thống của người Ơ Đu có những nét độc đáo riêng.
Đắk Nông là vùng đất hội tụ những giá trị văn hóa lâu đời, đặc sắc của đồng bào các tộc thiểu số Tây Nguyên. Đặc biệt, đây là địa phương có hơn 40.000 người Mnông sinh sống (chiếm khoảng 50% tổng số người Mnông ở Việt Nam).
Những ngày tháng 8 “nắng rám trái bòng”, chúng tôi về huyện vùng cao An Lão - huyện từng được xem là khó khăn của tỉnh Bình Định. Nơi đây có hơn 40% dân số là đồng bào DTTS sinh sống. Trước đây đời sống của bà con còn thiếu thốn, sản xuất lạc hậu, nay đã có nhiều đổi mới.