Người có uy tín - những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng gia đình, bản làng văn hóa, chung sức xây dựng nông thôn mới.
Phóng sự -
Tuấn Ngọc - Ngân Nhi -
17:44, 07/11/2021 Nằm cheo leo trên núi Chà Trông Xa, đỉnh núi cao nhất xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai), thôn Lao Chải được ví như một “ốc đảo” biệt lập giữa những núi đá tai mèo trùng điệp và đại ngàn mênh mông. Ở bản Mông nghèo nhiều gian khó ấy, chúng tôi bị cuốn hút bởi câu chuyện thú vị về ao tiên huyền thoại và rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được coi như “kho báu” ở đây.
Với tôi, chuyến đi Yên Thuận này có nhiều háo hức. Đây là xã cuối cùng của tỉnh Tuyên Quang mà tôi đến. Cao Đường, một thôn của xã nằm trên đỉnh của dãy núi Cham Chu cao ngất, quanh năm mây phủ. Nơi mà đỉnh của nó có độ cao trên một ngàn mét so với mực nước biển.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức chuỗi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào vùng DTTS năm 2021. Đây là các hoạt động trong Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sự đóng góp của các chức sắc, tín đồ các tôn giáo là nhân tố có ý nghĩa để nhanh chóng phục hồi kinh tế đất nước và mang lại cuộc sống tốt đẹp, ấm no cho nhân dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao những giá trị tốt đẹp mà các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã làm, đã đóng góp với cộng đồng, với đất nước.
Trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Tống Đại Hồng luôn chọn con đường khó để đi. Ông tìm tòi viết thơ song ngữ, làm thơ lục bát bằng tiếng Tày, xây dựng từ điển và tin học hóa chữ Nôm Tày Tuyên Quang… Trên con đường dài và khó, Tống Đại Hồng như người lữ hành thong dong nhưng không hề độc hành, ông vui và tin vào điều đó.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2576/QĐ-BVHTTDL về việc triển khai Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Tuyên truyền về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh với các hình thức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa dân tộc, tôn giáo, đời sống nhân dân.
Cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng theo Hồi giáo hay còn gọi là đạo Islam. Hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng Chăm theo Hồi giáo (Chăm Islam) chính thống chỉ tôn thờ thánh Allah. Lễ Ramadan hằng năm là một trong những thánh lễ quan trọng nhất, thiêng liêng nhất của người Chăm Islam.
Thông tin từ UBND huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cho biết, 45 hộ dân, với 171 nhân khẩu đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống gần suối Tà Bang và Khe Ra Lu có nguy cơ sạt lở đất cao đã được di dời đến nơi ở mới tại Khu tái định cư thôn Ra Ly - Rào (xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa) trước mùa mưa bão.
Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.
"Con gái Nùng ai có bàn tay xanh màu chàm thì tự hào lắm, bởi chứng tỏ họ là người đảm đang, khéo léo", bà Tráng Già Mìn ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tự hào nói với chúng tôi như thế, khi chúng tôi tò mò cứ ngắm mãi đôi bàn tay của những người phụ nữ nơi đây.
Với sự giản dị, chân chất và tấm lòng vị tha của một người có gần 25 năm làm trong Ban Giáo cả Thánh đường Hồi giáo dân tộc Chăm xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), Giáo cả A Ly được cộng đồng người Chăm kính trọng, nể phục bởi những việc làm, hành động của ông thể hiện rõ phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”.
Đứng trên một ngọn đồi cao, tôi nhìn bao quát làng Đặng vào Thu. Núi keo, rừng keo vây bọc thung lũng lúa, ngô đang chuyển màu vàng, thấp thoáng những ngôi nhà ẩn mình trong vườn cây ăn trái, hiện lên sự sung túc, ấm no nơi bản làng vùng cao.
Suốt hành trình dọc 4 xã vùng biên của Tây Giang (Quảng Nam), chúng tôi thấy những bản làng người Cơ Tu khang trang ẩn hiện trong sương mờ. Và nơi ấy, sự no ấm của đồng bào hiện hữu từ những đồng lúa, nương sâm, những cánh rừng bạt ngàn xanh thẳm.
Múa Chăm là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm. Ngày xưa, múa Chăm thường gắn liền với lễ hội dân gian và chỉ được trình diễn ở những không gian linh thiêng như đền, tháp. Sau này, nghệ thuật múa Chăm được đưa lên sân khấu trình diễn, giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Một trong những người có công lớn đưa múa Chăm lên sàn diễn chính là NSND Đặng Hùng.
Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch số 34/KH-BDT về triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở vùng có đông đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Đó là Nghệ nhân Touneh Ma Bio, dân tộc Chu Ru, một trong 9 Nghệ nhân Ưu tú ở Lâm Đồng . Khi chúng tôi hỏi, cho đến bây giờ, tài sản quý giá nhất của bà là gì? Bà đưa tay về phía nhà dài: “Chỉ có ba dàn chiêng cổ (9 chiếc), hai dàn đồng la (12 chiếc, trong đó 6 cái mình khôi phục được), ba cái trống da nai…và lũ trẻ mê chiêng, mê múa của plei mình”.
Ngày 13/9, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Công văn số 225/HĐTS-VP1 gửi các Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, TP và tăng ni, phật tử các chùa, cơ sở tự viện về việc hưởng ứng thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thiết bị học trực tuyến.
Thấu hiểu nỗi vất vả, gian nan của những y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch cũng như sự cần thiết phải có người hỗ trợ khi điều trị Covid-19, sư cô Thích Nữ Nhuận Bình (tình nguyện viên Phật giáo) không quản ngày đêm hỗ trợ trong phòng cấp cứu thuộc Bệnh viện Dã chiến 12 (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Không những thế, sư cô còn tranh thủ vận động hỗ trợ trang thiết bị, bảo hộ cho các nhân viên y tế.
Ngày 12/9, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tây Ninh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Sở Nội vụ đã trao hàng trăm phần quà đến đồng bào Chăm hai ấp, thuộc hai xã Tân Hội và Suối Dây, huyện Tân Châu đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.