Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín ngưỡng của người Chăm Hồi giáo tại TP. Hồ Chí Minh

Lương Định - Ngọc Ánh - 07:35, 06/10/2021

Cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ nói chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng theo Hồi giáo hay còn gọi là đạo Islam. Hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng Chăm theo Hồi giáo (Chăm Islam) chính thống chỉ tôn thờ thánh Allah. Lễ Ramadan hằng năm là một trong những thánh lễ quan trọng nhất, thiêng liêng nhất của người Chăm Islam.

Lãnh đạo Quận 8, TP. Hồ Chí Minh thăm Thánh đường Anwar nhân tháng Ramadan.
Lãnh đạo Quận 8, TP. Hồ Chí Minh thăm Thánh đường Anwar nhân tháng Ramadan (Ảnh chụp thời điểm chưa có dịch Covid-19)

Tôn thờ độc thần

Cộng đồng người Chăm Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh hiện sống tập trung ở 15 khu vực thuộc các quận: Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 1, quận 6, quận 8. Mỗi khu vực là một xóm quần tụ quanh một thánh đường Hồi giáo (Masji Surau). Ở cấp thành phố, cộng đồng người Chăm đều thành lập một Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo, được chính quyền công nhận.

Cũng như người Chăm Hồi giáo Nam Bộ nói chung, cộng đồng người Chăm ở TP. Hồ Chí Minh tuân thủ chặt chẽ  giáo luật Islam và có quan hệ gắn bó với cộng đồng Islam trên thế giới, đặc biệt là từ các nước lân cận như: Malaysia, Indonesia.

Theo thời gian do sự hội nhập sâu của đạo Hồi, những phong tục tập quán của người Chăm Islam ở TP. Hồ Chí Minh đã có biến đổi một cách căn bản. Nếu như người Chăm Bani vẫn bảo lưu chế độ mẫu hệ thì người Chăm Hồi giáo ở TP. đã chuyển sang phụ hệ. Con cái theo họ cha và hôn nhân với người khác dân tộc được chấp nhận, nhưng với điều kiện cô dâu hoặc chú rể (nếu ngoại đạo) phải theo đạo Hồi (Islam) một cách tự nguyện.

Hiện nay, mỗi thánh đường trong các xóm Chăm Islam ở TP. Hồ Chí Minh đều có các lớp học truyền kinh Koran (Qur’an) bằng mẫu tự Ả Rập, do các thầy giáo (tuan) dạy cho con em của cộng đồng.

Người Chăm Islam rất tôn sùng tín ngưỡng tôn thờ độc thần. Trong cuộc sống tất cả mọi hành động hay suy nghĩ luôn mang hơi thở của đạo Islam và hướng tới thánh Allah.

Theo quan niệm của đạo Hồi, một người Hồi giáo có 5 bổn phận chính và một trong các bổn phận ấy là trong cuộc đời của mỗi người phải hành hương ít nhất một lần đến Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út). Những tín đồ đã thực hiện được chuyến hành hương về Thánh địa Mecca linh liêng được vinh dự mang tước hiệu Hadji và các tín đồ khác trong cộng đồng rất kính trọng.

Thiêng liêng Thánh lễ Ramadan

Cầu nguyện là một nghi thức vô cùng trang trọng và thiêng liêng đối với cộng đồng người Chăm Islam. Trước khi thực hiện nghi thức cầu nguyện, bắt buộc phải tẩy trần, tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ lễ riêng biệt. Trong lúc cầu nguyện, không ai được chạm vào nhau mà toàn tâm, toàn ý nghĩ đến Thượng đế (Allah).

Trong một tuần vào đúng thời gian đã quy định, người Chăm Islam sẽ hướng về các thánh đường để cầu nguyện mỗi ngày. Ngày thứ 6 là ngày cầu nguyện quan trọng nhất, các tín đồ nam tập trung ở thánh đường lớn cùng các vị giáo cả đứng lên đọc giáo lý Islam, nghe khuyên răn về việc chấp hành tôn giáo, pháp luật… Ai cũng tin rằng khi thực hiện theo đúng giáo lý được dạy từ Đấng tối cao thông qua kinh Koran thì mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống sẽ trở thành hiện thực.

Theo phong tục, những ngày bình thường chỉ đàn ông mới được đến thánh đường hành lễ, còn phụ nữ thực hiện việc hành lễ tại nhà. Đến tháng Ramadan hằng năm, phụ nữ Hồi giáo mới được đến thánh đường hành lễ cầu nguyện. Khác với nam giới, phụ nữ Hồi giáo khi hành lễ cầu nguyện phải trùm khăn kín từ đầu đến chân, xá lạy liên tục và niệm thầm những bài kinh đã thuộc nằm lòng.

Một bữa ăn xả chay trong tháng Ramadan tại Thánh đường Anwar (TP. Hồ Chí Minh)
Một bữa ăn xả chay trong tháng Ramadan tại Thánh đường Anwar (TP. Hồ Chí Minh)

Tín đồ Chăm Islam ở TP. Hồ Chí Minh luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, được thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc 5 cốt đạo. Hằng năm, họ có nhiều ngày lễ khác nhau như lễ kỷ niệm ngày sinh của Thiên sứ Muhammed, ngày Muhammed trở về thánh địa, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ tháng Ramadan, lễ hành hương về Thánh địa Mecca, lễ đón năm mới theo Hồi lịch.

Trong đó, lễ Ramadan (tháng ăn chay hay tháng nhịn ăn) là một trong những thánh lễ quan trọng, thiêng liêng nhất. Đây là một tín điều, một nghi lễ đặc biệt và là một trong 5 nghĩa vụ bắt buộc đối với tín đồ khi thể hiện đức tin của mình với thánh Allah và tiên tri Muhammad. Vì vậy, các tín đồ sẽ dành trọn một tháng cho sự kiện sinh hoạt tôn giáo trọng đại này. Mỗi ngày, các tín đồ đi đến thánh đường hành lễ 5 lần vào các khung giờ đã được quy định, đó là giờ rạng đông (SuBoh) 4h 30 sáng, trưa (Zuhur) 12h 30, chiều (Asar) 15h 30, hoàng hôn (Magh - Rib) 18h, tối (Saha) 19h 30.

Trong tháng Ramadan, những tín đồ đã trưởng thành và khỏe mạnh không được ăn, không được uống, không được hút thuốc, không được động phòng, không làm chảy máu và hạn chế lao động từ khi mặt trời mọc đến khi hành lễ xong buổi tối. Muốn ăn uống hay làm bất cứ việc gì đều phải thực hiện trước 6 giờ sáng và sau 18h 15 tối với ý nghĩa để chia sẻ và thấu hiểu nỗi khổ của người nghèo. Đúng 30 ngày khi thấy phía Tây có trăng non ló rạng, các tín đồ mới bắt đầu trở lại sinh hoạt ăn uống bình thường.

Ngày lễ cuối cùng của tháng Ramadan được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm và linh thiêng. Người xướng lễ sẽ đọc những câu kinh thật xúc động. Họ cùng cầu nguyện cho kẻ sống và người chết đều nhận được ân sủng và của đức Allah và nguyện làm theo những lời răn dạy mặc khải của Người. Họ cũng tin rằng, trong tháng Ramadan này, nhà tiên tri Muhammed đã nhận được phần cuối của cuốn Khải Huyền từ Thượng đế và nó đã trở thành kinh Koran. Chính vì thế, họ lấy đây là thời điểm để sám hối, thanh tẩy tâm hồn và bày tỏ lòng thành kính với thánh thần của mình.

Sau buổi cầu kinh hành lễ, họ bắt tay nhau, ôm nhau chúc mừng và xin tha thứ cho nhau những điều lầm lỡ trong thời gian qua, với quan niệm làm như vậy Thượng đế sẽ xóa hết mọi tội lỗi.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS: Kịp thời động viên khích lệ, biểu dương, nhân rộng các điển hình (Bài 2)

Ủy ban Dân tộc với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS: Kịp thời động viên khích lệ, biểu dương, nhân rộng các điển hình (Bài 2)

Cùng với việc xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, bộ ngành liên quan ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho con em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ủy ban Dân tộc- cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc của cả nước còn đặc biệt quan tâm phối hợp, khuyến khích việc tổ chức các hoạt động chăm lo, động viên khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người DTTS
Tin nổi bật trang chủ
Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa

Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa

Là người con của đồng bào Mông, ông Lầu Minh Pó (sinh năm 1961) ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, là Người có uy tín tiêu biểu đã góp phần quan trọng giúp đồng bào mình có những chuyển biến lớn về nhận thức. Ông Pó luôn tâm niệm, bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc cần lưu giữ thì những hủ tục phải được loại bỏ để xây dựng đời sống văn hóa mới, văn minh, hiện đại.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại huyện Thới Bình

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại huyện Thới Bình

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 18:05, 15/04/2024
Ngày 15/4, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạọ các sở, ban ngành của tỉnh.
Đồng bào Tày ở Đông Đằng giữ rừng như giữ nhà

Đồng bào Tày ở Đông Đằng giữ rừng như giữ nhà

Xã hội - Mỹ Dung-CTV - 06:37, 15/04/2024
Ấn tượng với khách khi đến bản người Tày, thôn Đông Đằng, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là cánh rừng bạt ngàn cây gỗ nghiến. Bao năm qua, người dân nơi đây thuộc lòng những quy định mà bản làng đã đề ra, đặc biệt là các nội dung trong hương ước về bảo vệ rừng, giữ rừng như giữ nhà...
Ngoại hạng Anh: Tottenham mất Top 4 sau khi thua Newcastle

Ngoại hạng Anh: Tottenham mất Top 4 sau khi thua Newcastle

Thể thao - Hoàng Minh - 06:33, 15/04/2024
Tâm điểm vòng 33 Ngoại hạng Anh là trận cầu giữa Tottenham và Newcastle. Tuy nhiên, Tottenham đã có một trận đấu đáng quên khi để thua 4 bàn không gỡ và tụt xuống vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng.
Gia Lai: Trình diễn các trò chơi truyền thống dân tộc

Gia Lai: Trình diễn các trò chơi truyền thống dân tộc

Tin tức - Ngọc Thu - 06:31, 15/04/2024
Ngày 14/4, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã diễn ra các trò chơi truyền thống dân tộc như đi cà kheo, giã gạo chày đôi, nhảy bao bố tiếp sức.
Khai mạc triển lãm Xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam

Khai mạc triển lãm Xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam

Tin tức - Trí Phương - 06:26, 15/04/2024
Ngày 14/4, tại Tp. Hạ Long, Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh đã phối hợp với Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam khai mạc Triển lãm Xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam tại Quảng Ninh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 15): Thực phẩm bẩn: Nỗi lo “treo” trước cổng trường

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 15): Thực phẩm bẩn: Nỗi lo “treo” trước cổng trường

Hàng quán ăn vặt xung quanh cổng trường luôn có sức hấp dẫn với học sinh. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra, đó là dù đã được cảnh báo về những nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng những loại kẹo bánh, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn bủa vây xung quanh trường học. Gần đây, liên tiếp các vụ việc xảy ra đã dấy lên những lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm học đường, là những hồi chuông cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm học đường. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và phát triển hôm nay sẽ bàn về Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nỗi lo “treo” trước cổng trường!
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Tết Quân – Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Tết Quân – Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 06:21, 15/04/2024
Trong 3 ngày diễn ra các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024, các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng lực lượng các sở, ban, ngành, đoàn thể của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đồng hành cùng bà con đồng bào dân tộc Khmer tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa.
Hội đồng dân tộc của Quốc hội chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Vĩnh Long

Hội đồng dân tộc của Quốc hội chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Vĩnh Long

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 06:17, 15/04/2024
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê K'đăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế - xã hội và chúc Tết cổ truyền tại địa phương.
Hà Giang: Tổ chức ngày hội Không gian văn hóa huyện Yên Minh lần thứ II năm 2024

Hà Giang: Tổ chức ngày hội Không gian văn hóa huyện Yên Minh lần thứ II năm 2024

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 06:15, 15/04/2024
Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang thông tin, Ngày hội Không gian văn hóa huyện Yên Minh lần thứ II sẽ được tổ chức từ ngày 19 - 20/4 tới đây.
Ngoại hạng Anh: Man City lên đầu bảng sau chiến thắng tưng bừng trước Luton

Ngoại hạng Anh: Man City lên đầu bảng sau chiến thắng tưng bừng trước Luton

Thể thao - Hoàng Minh - 06:10, 15/04/2024
Vòng 33 Ngoại hạng Anh, Man City đã đè bẹp Luton với tỷ số 5-1 để tạm thời leo lên vị trí thứ nhất trên Bảng xếp hạng.
Hàng nghìn người đổ về Đền Hùng dâng hương trước ngày Giỗ Tổ

Hàng nghìn người đổ về Đền Hùng dâng hương trước ngày Giỗ Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 06:07, 15/04/2024
Ngày 14/4, trước ngày Giỗ Tổ (10/3 Âm lịch), lượng người đổ về Khu di tích Đền Hùng tăng đột biến, cảnh tượng chen chúc, ùn tắc xuất hiện tại các lối lên đền thờ các vua Hùng.