Xác định, để xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào DTTS, ngoài chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy Đảng, chính quyền...thì sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu này.
Mỗi năm cứ đến mùa Lễ hội Ooc Om Bok - Đua ghe ngo truyền thống, các chùa Nam tông Khmer, nơi có đội ghe ngo tham gia đều có kế hoạch chuẩn bị chu đáo từ khâu tuyển chọn vận động viên, sửa chữa, đến đóng chiếc ghe ngo mới. Theo đó, khâu làm đẹp cho những chiếc ghe ngo cũng không kém phần quan trọng từ những bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của các nghệ nhân Khmer tạo cho các chiến ghe càng thêm nổi bật.
Xòe Thái là một di sản văn hóa có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái. Với những giá trị đặc biệt đó, "Nghệ thuật Xòe Thái" đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào, một thương hiệu “rất riêng” của người Thái.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đang cùng nhau bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này.
Ẩm thực -
Tấn Vịnh - Tố Oanh -
06:33, 03/11/2022 Ẩm thực dân tộc là loại hình văn hóa gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt, mưu sinh của cộng đồng, đặc biệt là của đồng bào các DTTS. Trong bối cảnh hội nhập, nhiều chương trình, dự án của Chính phủ hỗ trợ chuyển đổi số, hòa mạng quốc tế đến với các ngành, các cấp các vùng miền trên cả nước. Mới đây nhất là Dự án ứng dụng công nghệ thông tin đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với số tiền trên 1.549 tỷ đồng. Tranh thủ lợi thế này, nhiều bạn trẻ người DTTS đã khai thác hiệu quả mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá ẩm thực dân tộc, góp phần gìn giữ, lan tỏa văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam với bạn bè trong nước và thế giới.
Giáo dục -
Thiên An - Mỹ Dung -
15:51, 20/10/2022 Nhiều năm trở lại đây, tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, có những lớp học khá đặc biệt, bởi nó luôn sáng đèn đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bởi lớp học không phân biệt tuổi tác...
Đồng bào Dao, là một trong số ít DTTS có chữ viết riêng. Đồng bào dùng văn tự để ghi lại vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Trước thực trạng chữ nôm Dao có nguy cơ mai một, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có đông đồng bào Dao sinh sống, đã và đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để "hồi sinh" và phát huy giá trị chữ nôm Dao trong đời sống hiện đại.
Dân tộc Dao ở Thanh Hóa có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Người Dao trước kia dùng chữ nôm trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, gia phả, bài cúng, bài thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc... Chữ nôm Dao còn được dùng phổ biến trong lễ cấp sắc, Tết nhảy, cầu mùa, làm nhà. Do vậy, việc duy trì, phát huy chữ nôm Dao trong đời sống của đồng bào, chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của cha ông...
Ngày 8/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Thanh Bình cho biết, UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo về việc tổ chức Lễ Sene Đôlta của đồng bào Khmer năm 2022.
Media -
Hà Minh Hưng -
12:54, 28/08/2022 Người Khơ Mú ở Lai Châu sống tập trung tại các huyện Tân Uyên, Than Uyên và Nậm Nhùn vơi nhiều tên gọi như: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, dân số khoảng trên 8000 người. Cuộc sống hiện đại đã có những tác động lớn đến đời sống của người Khơ Mú, nhưng họ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, độc đáo để định hình bản sắc của một dân tộc.
Xã hội -
Đ.Dương -
10:54, 24/08/2022 Ngày 23/8, tại Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về xây dựng người phụ nữ thời đại mới vùng DTTS, tôn giáo khu vực Tây Nguyên.
Ngày hội Thanh niên DTTS tỉnh Phú Yên năm 2022 với chủ đề “Thanh niên nói không với FULRO, Tin lành Đê-ga, Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” vừa diễn ra tại buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh. Với nhiều hoạt động thiết thực, Ngày hội đã góp phần tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nhận thức được bản chất phản động của các tổ chức này, từ đó nâng cao cảnh giác, không bị dụ dỗ, lôi kéo.
Âm nhạc các DTTS Tây Nguyên, với những giá trị vốn có của mình đã trường tồn cùng dân tộc. Và ở bất cứ thời điểm nào trên hành trình phát triển của dân tộc, thái độ, cách ứng xử của giới trẻ luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho sự trường tồn này. Với những gì đang diễn ra trong đời sống văn hóa của giới trẻ DTTS ở Tây Nguyên hiện nay, một lần nữa chúng ta tin rằng, những giá trị văn hóa của cha ông lại được tiếp tục lưu giữ và trao truyền...
Tin tức -
N.Tâm - H.Diễm -
22:31, 07/07/2022 Ngày 7/7, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà đến Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang và đại diện Ban Quản trị Thánh đường xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang), nhân dịp Tết RAYA Aid Adha (RYA Haji) của đồng bào dân tộc Chăm năm 2022. RYA Haji có ý nghĩa là Tết của sự yêu thương, tha thứ.
Trong 2 ngày 20, 21/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Tin tức -
Thúy Hồng -
15:15, 13/05/2022 Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - Dương lịch 2022, sáng ngày 13/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đã đến thăm Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
Hôm nay, 7/5 (tức 7/4 Âm lịch), ngày đầu tiên diễn ra Đại lễ Phật Đản 2022, hàng vạn Phật tử, du khách, Nhân dân thập phương, trong đó có hàng nghìn người DTTS đã hành hương về chùa Ba Vàng. Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng còn có sự tham gia của gần 300 Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái, các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka.
Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng năm 2022 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 7 - 8/5. Cho đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho Đại Lễ Phật Đản cơ bản đã được hoàn tất.
Ngày 17/4, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Ngày 15/4, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau cho biết, Sở vừa phối hợp cùng UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh của chùa Khmer Rạch Giồng (chùa Serymengcol).