Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

"Kho báu" trên núi Chà Trông Xa

Tuấn Ngọc - Ngân Nhi - 17:44, 07/11/2021

Nằm cheo leo trên núi Chà Trông Xa, đỉnh núi cao nhất xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai), thôn Lao Chải được ví như một “ốc đảo” biệt lập giữa những núi đá tai mèo trùng điệp và đại ngàn mênh mông. Ở bản Mông nghèo nhiều gian khó ấy, chúng tôi bị cuốn hút bởi câu chuyện thú vị về ao tiên huyền thoại và rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được coi như “kho báu” ở đây.

Thôn Lao Chải nằm trên núi Chà Trông Xa
Thôn Lao Chải nằm trên núi Chà Trông Xa

Đồng bào Mông quyết giữ “kho báu” 

Nhiều lần đến xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, chúng tôi đều nghe nói có một bản người Mông xa nhất và cao nhất xã nằm trên sườn núi Chà Trông Xa vời vợi sương mây. Lần này, chúng tôi được cô giáo Sền Thị Thơm, Trường Mầm non Nậm Chảy đưa lên thôn xa xôi này. Từ trung tâm xã Nậm Chảy, chúng tôi đi khoảng 5km nữa thì đến thôn Sín Chải, ngước nhìn lên là núi rừng thâm u chìm trong biển sương mù dày đặc.

Đoạn đường bê tông đã hết, cứ ngỡ đây là thôn cao nhất của xã Nậm Chảy rồi, nhưng chị Sền Thị Thơm chỉ tay về phía bên kia rừng cây cổ thụ, nơi chỉ nhìn thấy toàn sương mù trắng xóa và nói rằng, thôn Lao Chải ở tít trên đỉnh núi kia, phải vượt qua cổng trời và 2km đường dốc ngược nữa mới tới nơi. Mặc dù trời mưa rả rích nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đặt chân lên mảnh đất “nóc nhà” của Nậm Chảy. Lên đến thôn, nhìn lại đoạn đường quanh co lầy lội, dốc ngược, đầy đá lởm chởm giữa biển sương mù mà chúng tôi mới vượt qua mà sởn da gà.

Sau mấy hôm mưa, nương ngô của anh Sùng Vản Sừ, thôn Lao Chải đã nhú mầm xanh, nhưng nét mặt anh Sừ vẫn buồn rười rượi: Ngô lên rồi nhưng chuột phá quá, mỗi hốc gieo 4-5 hạt ngô, mà có hốc chuột cắn không còn cây nào. Trên này đất trồng lúa ít lắm, bà con chủ yếu trồng ngô nhưng giá ngô ngày càng thấp khiến nhiều hộ không dám trồng nữa. Năm ngoái tôi trồng hơn 10 kg ngô giống, thu được gần 80 bao, nhưng mỗi kg ngô hạt bán được 1.200 đồng. Cả năm trồng 1 vụ ngô thu được 7 triệu đồng. Năm nay gia đình tôi chỉ trồng 2kg ngô giống cho gà, lợn ăn thôi.

Rừng nghiến cổ thụ được coi như “kho báu” ở xã Nậm Chảy
Rừng nghiến cổ thụ như một bức tường thành che chở bản làng

Câu chuyện của anh Sùng Vản Sừ cũng là câu chuyện chung của gần 30 hộ đồng bào Mông ở thôn Lao Chải. Nhớ lại lúc ở UBND xã Nậm Chảy, chúng tôi nghe các anh lãnh đạo UBND xã bộc bạch rằng, xã Nậm Chảy có 12 thôn thì Lao Chải là thôn cao nhất, khó khăn nhất về đường đi. Tuy đã có điện lưới quốc gia từ năm 2017 nhưng Lao Chải không có sóng điện thoại, nhiều hộ dân vẫn thuộc hộ nghèo. Sản xuất của bà con rất khó khăn, vấn đề giảm nghèo ở đây vẫn là bài toán khó.

Trong chuyến khám phá “nóc nhà” của xã Nậm Chảy, chúng tôi có dịp trải nghiệm nhiều điều thú vị khi được “mục sở thị” rừng gỗ nghiến hằng trăm năm tuổi trên đỉnh núi này. Những cụ già người Mông ở đây kể lại, không biết rừng nghiến này có từ bao giờ nhưng ngay từ khi các cụ còn là đám trẻ chăn trâu đã thấy khu rừng cổ thụ này rồi.

Theo con đường mòn xuyên vào trong rừng sâu, vượt qua những mỏm đá tai mèo nhọn hoắt, mồ hôi ướt đầm lưng áo, chúng tôi mới đến được “vương quốc” của những cây nghiến “tổ”. Có những cây nghiến 500-600 năm tuổi, gốc 3-4 người ôm không hết, thân vỏ xù xì rêu mốc, sừng sững vươn cao, tỏa tán xanh rợp góc rừng. Trên chót vót cành cây, những đám phong lan rủ xuống nở hoa tím, hoa đỏ rực rỡ.

Những cây nghiến cổ thụ hằng trăm năm tuổi
Những cây nghiến cổ thụ hằng trăm năm tuổi

Trên đỉnh núi quanh năm sương mù bao phủ, những cây nghiến cổ thụ rễ bám chắc vào đá tai mèo mà mọc lên như thách thức với sự khắc nghiệt của gió bão, tạo thành bức tường khổng lồ che chở cho bản Mông. Đồng bào người Mông ở đây tuy còn khó khăn nhưng bảo nhau quyết tâm giữ rừng gỗ nghiến như giữ “kho báu” của bản làng, không cho phép ai vào rừng chặt phá, vì thế mà qua hằng trăm năm, đến nay khu rừng gỗ nghiến hơn 60 ha vẫn còn khá nguyên vẹn.

Huyền thoại ao tiên

Chỉ tay lên đỉnh núi Chà Trông Xa, Sùng Vản Sừ bảo ở đây không những có rừng cây cổ thụ, mà còn có một ao sâu trên núi không bao giờ cạn nước, bà con đều gọi là “ao tiên”. Quả thực sau gần nửa tiếng vượt dốc lên đỉnh núi cao, chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy một ao nước mờ ảo trong sương, nằm lọt giữa 3 đỉnh núi. Thật kỳ lạ, ở nơi cheo leo này, xung quanh đều là đồi ngô, không có lấy một con suối mà lại có một ao nước sâu như thế.

Anh Sừ khẳng định chắc nịch, từ thời ông bà mình trồng ngô trên núi đã thấy cái ao này, và chưa bao giờ ao cạn nước, kể cả những năm khô hạn nhất. Dưới ao có một loài cá kỳ lạ, lưng đen, bụng giống cá hồi, có con nặng 5-6 kg. Người Mông trên núi Chà Trông Xa bảo đấy là loài cá thần, cá thiêng, ai bắt sẽ gặp những điều đen đủi, nên không ai dám bắt.

Ao tiên trên núi Chà Trông Xa
Ao tiên trên núi Chà Trông Xa

“Cách đây khoảng chục năm, có đám công nhân dưới phố lên đây làm công trình thấy dưới ao có cá to quẫy, liền nổ mìn bắt cá. Trưa hôm đó trời còn nắng chang chang, vậy mà trong phút chốc mây đen vần vũ kéo đến kín trời, rồi giông bão, sấm chớp nổi lên đùng đùng như trời nổi cơn thịnh nộ. Còn năm 2013, có hai người trong thôn liều mạng mang lưới lên ao tiên bắt cá, trời cũng nổi cơn mưa gió, khi hai người đó về tới nhà trên người bỗng nổi lên nhiều mụn như da cóc chữa trị đủ thứ thuốc mới khỏi”. Sùng Vản Sừ kể cho chúng tôi nghe.

Chẳng biết những câu chuyện thần bí về ao tiên và loài cá thần đó thực hư ra sao, nhưng nó vẫn được lưu truyền trong đời sống của đồng bào Mông trên núi Chà Trông Xa. Còn ngay ở bản Lao Chải, nơi có dòng suối nhỏ nước mát lạnh chảy róc rách quanh năm, từ khoảng năm 2015, các chiến sĩ Tổ công tác địa bàn Lao Chải thuộc Đồn Biên phòng Nậm Chảy cũng đã nuôi thử nghiệm thành công hai loài cá nước lạnh khó tính nhất là cá hồi vân và cá tầm, mở ra triển vọng về cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông nơi đây.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 7 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 9 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.