Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang: Trải nghiệm văn hóa các dân tộc gắn với ruộng bậc thang qua online

Thanh Huyền - 22:32, 19/09/2021

Tối 19/9, tỉnh Hà Giang phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức Chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trên nền tảng số.

Chương trình được phát trên Kênh HGTV - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang: http://hagiangtv.vn
Chương trình được phát trên Kênh HGTV - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang: http://hagiangtv.vn

Chương trình nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, văn hóa trà và sản phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang qua ứng dụng công nghệ số; kết nối chuỗi các sự kiện truyền thông về văn hóa, đất và người Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Hà Giang mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và thơ mộng, tiêu biểu là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn; Danh thắng cấp quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì… Hà Giang đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm tỉnh Hà Giang thường xuyên tổ chức các lễ hội với quy mô lớn nhằm tôn vinh các giá trị di sản, bẳn sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số, những sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương để phục vụ nhu cầu thưởng ngoại, trải nghiệm, khám phá của du khách.

Mùa lễ hội ruộng bậc thang năm 2021 diễn ra trong điều kiện đặc biệt, cả nước đang tập trung phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Hà Giang có nhiều lao động đi lao động tại các tỉnh thành trong nước và thị trường lao động quốc tế... tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Tuy nhiên với sự nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của Nhân dân, đến nay dịch Covid - 19 trên địa bàn tỉnh Hà Giang cơ bản được kiểm soát, Hà Giang là 1 trong 13 tỉnh, thành trong cả nước đã qua 40 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn phát biểu khai mạc Chương trình
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn phát biểu khai mạc Chương trình

Là địa phương còn nhiều khó khăn, song thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, với tinh thần cộng đồng, Hà Giang đã cử 72 y bác sỹ, quyên góp ủng hộ hàng trăm tấn lượng thực, thực phẩm gửi vào vùng dịch TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

“Chúng tôi hi vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để Nhân dân cả nước được trở lại cuộc sống lao động, học tập và sản xuất bình thường, Hà Giang được đón mời bạn bè trong và ngoài nước tới thăm Hà Giang trải nghiệm với đất và người Hà Giang mến yêu”, ông Sơn chia sẻ.

Hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số thu hái chè cổ thụ
Hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số thu hái chè cổ thụ

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn thông tin: Trải qua quá trình lao động bền bỉ vì lẽ sinh tồn của sự sống, cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Pu Péo, La Chí… đã đoàn kết, sáng tạo nên những thửa ruộng bậc thang - một kiệt tác hùng vỹ và thơ mộng. Càng khó khăn, thách thức bao nhiêu, càng kích thích sự cần cù sáng tạo của Nhân dân. Trải qua mấy nghìn năm, thế hệ này tiếp nối thế hệ sau lại điểm tô thêm những nét chấm phá, tạo thành những dải lụa mang ánh vàng rực rỡ của sự ấm no, sung túc bao quanh các sườn đồi, vách núi.

Cùng với sản phẩm từ ruộng bậc thang, đến với Hà Giang du khách còn được thưởng thức nhiều sản phẩm nông sản hấp dẫn, đó là trà shan tuyết hàng trăm năm tuổi, nằm ở độ cao trên 1.000m; cam sành Bắc Quang; hồng không hạt Quản Bạ; mật ong Bạc hà  và nhiều sản phẩm khác như: Bánh chưng gù, thịt trâu gác bếp, mèn mén, cá bống nướng… 

Với mục tiêu biến những khó khăn thành cơ hội phát triển, Hà Giang đã và đang lựa chọn phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị để tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Dựa trên giá trị độc đáo của văn hóa truyền thống và cảnh sắc thiên nhiên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo việc làm cho người dân để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo dõi chương trình, du khách đã được trải nghiệm "một hành trình du lịch online” với những cảm xúc thú vị. Đó là những hình ảnh ấn tượng về Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, văn hóa trà và sản các phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, chương trình còn có chuỗi các tiết mục biểu diễn nghệ thuật theo chủ đề: Trên những bậc thang vàng, Đường về Tây Côn Lĩnh, Hà Giang vươn tới tầm cao và các lễ hội văn hóa Múa trống của người Lô Lô, lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao. 

Mùa vàng Hoàng Su Phì (Hà Giang) đẹp như một bức tranh
Mùa vàng Hoàng Su Phì (Hà Giang) đẹp như một bức tranh

Trước đó, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 1/9, UBND huyện Hoàng Su Phì đã quyết định dừng tổ chức các hoạt động Tuần Văn hóa du lịch “Qua những miền di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” lần thứ VI năm 2021. Thay vì tổ chức lễ hội, Ban Tổ chức chọn phương án giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc và sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang qua ứng dụng công nghệ số.

Đây là hoạt động thường niên của tỉnh Hà Giang được tổ chức từ năm 2015 tại Hoàng Su Phì, nơi mùa lúa chín bắt đầu từ tháng 9, là điểm đến đầy trải nghiệm thú vị đối với du khách. Sự kiện được trải dài trên địa bàn 12 xã, thị trấn của huyện Hoàng Su Phì. Mỗi nơi sẽ có những hình thức tổ chức riêng với nội dung phong phú từ văn hóa đến ẩm thực, phong cảnh thiên nhiên.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích danh thắng Quốc gia tháng 11/2011, trải dài trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Năm 2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận bổ sung 5 xã gồm Nậm Khòa, Tả Sử Chóong, Pố Lồ, Bản Nhùng, Thàng Tín.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 17:13, 28/11/2023
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 12:31, 28/11/2023
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 08:55, 28/11/2023
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 08:51, 28/11/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 08:23, 28/11/2023
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.