Tôi đặt mình trong dòng tâm thức của những người con Tây Nguyên để được buồn vui cùng nỗi vui buồn của họ. Những giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt nhưng trong tâm hồn cư dân miền Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình trong cảm thức níu giữ nền văn hóa ngàn đời của ông cha truyền lại. Một tình yêu đan xen trong niềm tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ.
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, việc nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, sau 10 năm “nâng cấp” (2008-2018), vùng khó của Thủ đô có sự chuyển biến toàn diện.
Ở làng Kon Trang Long Loi thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), dường như ai cũng thuộc ít nhất một bài dân ca và đều biết múa xoang. Rất nhiều thanh niên và các em thiếu nhi chơi được cồng chiêng. Trong làng, bên đội cồng chiêng người lớn, còn có đội cồng chiêng nhí. Nơi đây, cồng chiêng chính là hơi thở, máu thịt của buôn làng…
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”.
Cũng như các dân tộc anh em chung sống trên dãy Trường Sơn, người Ba Na ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) trong quá trình tồn tại và phát triển đã kiến tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng biệt. Ngày nay, cho dù đã có nhiều sự thay đổi, phát triển, nhưng đồng bào Ba Na vẫn luôn có ý thức cao trong việc giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Đó là trăn trở khôn nguôi của già làng K’Mẻo, người dân tộc Cơ-ho (trú tại xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Ông lo lắng điệu múa chiêng sẽ mai một nên ngày ngày ông đi biểu diễn cồng chiêng khắp thôn xóm. Thông qua các buổi diễn cồng chiêng, ông muốn mọi người giữ gìn những điệu múa cồng chiêng cho hậu thế. Hiện nay, trong nhà ông còn lưu giữ trên 10 bộ cồng chiêng có hàng trăm năm
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng không chỉ thể hiện tiếng nói, tâm tư, tình cảm mà còn là vật thiêng để con người giao tiếp với thần linh. Hiện nay, cồng chiêng còn trở thành sứ giả văn hóa kết nối du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất đỏ bazan huyền thoại. Những nghệ nhân cồng chiêng giỏi đang ra sức bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ trẻ giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005 và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2009.