Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: cồng chiêng

Đắk Lắk: Bế giảng lớp Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông

Đắk Lắk: Bế giảng lớp Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông

Chiều 6/12, UBND huyện Lắk (Đắk Lắk) tổ chức Lễ bế giảng lớp Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông tại xã Yang Tao. Lớp học có 32 học viên, là thanh thiếu niên đến từ các buôn trên địa bàn xã Yang Tao và học sinh Trường THCS Chu Văn An.
Đắk Lắk: Trao 13 bộ chiêng, 250 bộ quần áo truyền thống

Đắk Lắk: Trao 13 bộ chiêng, 250 bộ quần áo truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18:40, 12/10/2023
Ngày 12/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ bàn giao chiêng và trang phục truyền thống năm 2023 cho các đội chiêng và văn nghệ đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Dân làng xem cồng chiêng là báu vật (Bài 1)

Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Dân làng xem cồng chiêng là báu vật (Bài 1)

Một trong những di sản quý giá được đồng bào Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đặc biệt giữ gìn bao đời nay, là cồng chiêng. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về cõi A tâu và trong cả các lễ hội quan trọng của buôn làng. Cồng chiêng trở thành nét văn hoá đặc trưng, quý giá và đầy sức quyến rũ của vùng đất đỏ cao nguyên. Đồng bào Ba Na, Gia Rai... xem cồng chiêng như máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng.
Truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng cho học sinh DTTS

Truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng cho học sinh DTTS

Sắc màu 54 - Lê Hường - 11:15, 16/03/2024
Ngày 15/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và thông tin huyện Krông Bông tổ chức khai giảng Lớp truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng trẻ tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Krông Bông.
Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Giá trị trong phát triển du lịch (Bài 3)

Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Giá trị trong phát triển du lịch (Bài 3)

Từ tiềm năng, nguồn di sản văn hóa quý giá cồng chiêng, những năm gần đây, các chủ nhân của di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai đã ý thức việc khai thác giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Qua đó, các chủ nhân của di sản dù ở các bản làng xa, hay buôn làng khó khăn vẫn có cơ hội thể hiện tài năng, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa, qua đó có thêm nguồn thu nhập ổn định từ các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho các đoàn khách du lịch, hay trong các lễ hội, các chương trình của địa phương, của tỉnh tổ chức...
Bản sắc cồng chiêng trên buôn làng Tây nguyên

Bản sắc cồng chiêng trên buôn làng Tây nguyên

Media - BDT - 08:36, 28/12/2023
Đối với người Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự thiêng liêng, cao quý và là tài sản có giá trị nhất trong đời sống vật chất của dân tộc mình. Trước đây, gia đình nào có được bộ chiêng đầy đủ thì được coi là giàu có, được nhiều người kính trọng. Dòng họ nào, buôn làng nào có nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ khác, làng khác nể trọng…
Nghệ nhân Điểu Kiêu - Người giữ “hồn làng” của đồng bào Xtiêng

Nghệ nhân Điểu Kiêu - Người giữ “hồn làng” của đồng bào Xtiêng

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Văn Hoa - Lương Định - 11:18, 07/11/2023
Tại vùng đồng bào Xtiêng thuộc tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu, thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập nổi tiếng với việc ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Điều đáng trân trọng khác ở ông, là nhiều năm nay, người nghệ nhân này luôn tận tụy, tâm huyết trao truyền những kiến thức về âm nhạc dân gian của dân tộc mình cho lớp trẻ.
Biểu diễn cồng chiêng phục vụ Nhân dân và du khách du Xuân

Biểu diễn cồng chiêng phục vụ Nhân dân và du khách du Xuân

Tin tức - Lê Hường - 08:35, 05/02/2024
Ngày 4/2, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố tổ chức chương trình Khai mạc các hoạt động trình diễn và diễn tấu Cồng chiêng chào xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Trường 10/3.
Giữ cho tiếng cồng chiêng ngân vang nơi núi Tản sông Đà

Giữ cho tiếng cồng chiêng ngân vang nơi núi Tản sông Đà

Cồng chiêng theo các phường sắc bùa mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà trong những ngày đón năm mới; cồng chiêng thúc giục những bước chân đi trảy hội, ngày mùa xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống; cồng chiêng gửi gắm ước nguyện ấm no ... Có lẽ vậy, mà mỗi người dân bản Mường ở Ba Trại luôn trân quý, giữ gìn để tiếng cồng, tiếng chiêng luôn ngân vang nơi bản làng
Tôn vinh giá trị Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Tôn vinh giá trị Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Những ngày qua, người dân, du khách đến phố núi Pleiku đã rất ấn tượng với sự rực rõ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc thiểu số; hòa trong cảm xúc rộn ràng âm thanh vang vọng bởi không gian văn hóa cồng chiêng.
Gia Lai: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2023

Gia Lai: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2023

Tin tức - Ngọc Thu - 05:44, 18/11/2023
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023, ngày 17/11, tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Ia Grai khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2023.
Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Khai thác các giá trị văn hoá cồng chiêng để phát triển du lịch (Bài 3)

Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Khai thác các giá trị văn hoá cồng chiêng để phát triển du lịch (Bài 3)

Suốt gần 18 năm sau ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 05 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng nhiều làng du lịch cộng đồng, nhằm từng bước phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS nói chung và giá trị của văn hóa cồng chiêng nói riêng.
Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Giữ nhịp chiêng ngân trên đại ngàn (Bài 2)

Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Giữ nhịp chiêng ngân trên đại ngàn (Bài 2)

Trải qua gần 20 năm bảo tồn và phát triển sau khi được UNESCO vinh danh, di sản văn hóa cồng chiêng ngày càng sống động, thân thuộc hơn trong đời sống cộng đồng dân cư các dân tộc Tây Nguyên. Cùng với phát huy vai trò chủ thể của di sản văn hóa, Gia Lai đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng - bản sắc văn hóa đặc trưng của các DTTS Tây Nguyên.
Đội chiêng nữ làng Leng để lại nhiều cảm xúc cho người dân phố núi và du khách

Đội chiêng nữ làng Leng để lại nhiều cảm xúc cho người dân phố núi và du khách

Một đêm trình diễn cồng chiêng ấn tượng ngay giữa lòng phố núi Pleiku (Gia Lai) đã khiến người dân và du khách bất ngờ, tràn ngập cảm xúc. Bởi, đây là lần đầu tiên có một đội cồng chiêng nữ đến từ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) xa xôi lên trình diễn với lối chơi chiêng mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng.
Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Đưa cồng chiêng trở về nơi nó sinh ra (Bài 1)

Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Đưa cồng chiêng trở về nơi nó sinh ra (Bài 1)

Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
Giữ cho mạch nguồn chảy mãi

Giữ cho mạch nguồn chảy mãi

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 05:53, 15/02/2024
Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn cơ. Những chính sách ấy đã khơi mạch nguồn để dòng văn hóa chảy mãi, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Hơn 1.000 nghệ nhân tham gia trình diễn Lễ hội đường phố tại Tp. Pleiku

Hơn 1.000 nghệ nhân tham gia trình diễn Lễ hội đường phố tại Tp. Pleiku

Tin tức - Ngọc Thu - 19:00, 11/11/2023
Chiều 11/11, tại Tp. Pleiku (tỉnh Gia Lai), hơn 1.000 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tham gia trình diễn lễ hội đường phố đã thu hút đông đảo người dân, du khách tới chiêm ngưỡng.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng các DTTS tỉnh lần thứ II năm 2023

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng các DTTS tỉnh lần thứ II năm 2023

Sắc màu 54 - T.Nhân - 15:59, 13/12/2023
Theo kế hoạch, Liên hoan sẽ diễn ra tối 16/12 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2023

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2023

Du lịch - Ngọc Thu - 04:52, 31/10/2023
Chiều 30/10, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức họp báo thông tin về Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 diễn ra vào giữa tháng 11/2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp.
Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Những người giữ hồn cồng chiêng (Bài 2)

Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Những người giữ hồn cồng chiêng (Bài 2)

Quán triệt và nhận thức sâu sắc quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng luôn được 5 tỉnh Tây Nguyên quan tâm, chú trọng. Trong quá trình bảo tồn, vai trò của các nghệ nhân hết sức quan trọng, bằng tình yêu của mình, họ đã và đang giữ gìn, bảo tồn và tiếp lửa đam mê văn hóa của dân tộc cho thế hệ mai sau.