Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.
Sắc màu 54 -
T.Nhân - H.Trường -
13:00, 16/05/2024 UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
10:25, 14/05/2024 Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Tin tức -
Ngọc Thu -
06:15, 01/05/2024 Ngày 30/4, tại Khu Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện đã tổ chức Lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các DTTS lần thứ XV năm 2024.
Trong 2 ngày 25 - 26/4, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Hội thi Cồng chiêng - Xoang thanh thiếu niên trường học lần thứ 2 năm 2024.
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Ngày 15/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và thông tin huyện Krông Bông tổ chức khai giảng Lớp truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng trẻ tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Krông Bông.
Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn cơ. Những chính sách ấy đã khơi mạch nguồn để dòng văn hóa chảy mãi, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Tin tức -
Lê Hường -
08:35, 05/02/2024 Ngày 4/2, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố tổ chức chương trình Khai mạc các hoạt động trình diễn và diễn tấu Cồng chiêng chào xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Trường 10/3.
Media -
BDT -
08:36, 28/12/2023 Đối với người Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự thiêng liêng, cao quý và là tài sản có giá trị nhất trong đời sống vật chất của dân tộc mình. Trước đây, gia đình nào có được bộ chiêng đầy đủ thì được coi là giàu có, được nhiều người kính trọng. Dòng họ nào, buôn làng nào có nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ khác, làng khác nể trọng…
Theo kế hoạch, Liên hoan sẽ diễn ra tối 16/12 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Chiều 6/12, UBND huyện Lắk (Đắk Lắk) tổ chức Lễ bế giảng lớp Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông tại xã Yang Tao. Lớp học có 32 học viên, là thanh thiếu niên đến từ các buôn trên địa bàn xã Yang Tao và học sinh Trường THCS Chu Văn An.
Từ tiềm năng, nguồn di sản văn hóa quý giá cồng chiêng, những năm gần đây, các chủ nhân của di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai đã ý thức việc khai thác giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Qua đó, các chủ nhân của di sản dù ở các bản làng xa, hay buôn làng khó khăn vẫn có cơ hội thể hiện tài năng, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa, qua đó có thêm nguồn thu nhập ổn định từ các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho các đoàn khách du lịch, hay trong các lễ hội, các chương trình của địa phương, của tỉnh tổ chức...
Suốt gần 18 năm sau ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 05 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng nhiều làng du lịch cộng đồng, nhằm từng bước phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS nói chung và giá trị của văn hóa cồng chiêng nói riêng.
Trải qua gần 20 năm bảo tồn và phát triển sau khi được UNESCO vinh danh, di sản văn hóa cồng chiêng ngày càng sống động, thân thuộc hơn trong đời sống cộng đồng dân cư các dân tộc Tây Nguyên. Cùng với phát huy vai trò chủ thể của di sản văn hóa, Gia Lai đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng - bản sắc văn hóa đặc trưng của các DTTS Tây Nguyên.
Quán triệt và nhận thức sâu sắc quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng luôn được 5 tỉnh Tây Nguyên quan tâm, chú trọng. Trong quá trình bảo tồn, vai trò của các nghệ nhân hết sức quan trọng, bằng tình yêu của mình, họ đã và đang giữ gìn, bảo tồn và tiếp lửa đam mê văn hóa của dân tộc cho thế hệ mai sau.
Một trong những di sản quý giá được đồng bào Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đặc biệt giữ gìn bao đời nay, là cồng chiêng. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về cõi A tâu và trong cả các lễ hội quan trọng của buôn làng. Cồng chiêng trở thành nét văn hoá đặc trưng, quý giá và đầy sức quyến rũ của vùng đất đỏ cao nguyên. Đồng bào Ba Na, Gia Rai... xem cồng chiêng như máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng.