Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng

Lê Hường - 17:37, 01/09/2024

Ngày 31/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024, tại Khu du lịch sinh thái Ko Tam. Tham dự có Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung; Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành và gần 600 nghệ nhân đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà phát biểu khai mạc liên hoan
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà phát biểu khai mạc Liên hoan

Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2024), hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024).

Phát biểu khai mạc Liên hoan, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà cho biết, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận và vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2005. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là trách nhiệm to lớn đối với các tỉnh Tây Nguyên và của cả nước. Liên hoan văn hóa cồng chiêng là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 10/2021 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn đoạn 2022-2025.

Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh trao cờ thi đua cho các đội tham gia liên hoan
Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh trao cờ thi đua cho các đội tham gia Liên hoan

Các nghệ nhân tham gia Liên hoan sẽ trình diễn các tiết mục cồng chiêng gắn với nghi thức, nghi lễ truyền thống, với những lời ca, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho hay, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk lần thứ 3 có nhiều điểm mới. Thay vì tổ chức tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần này được tổ chức tại 2 khu du lịch nổi tiếng tại địa bàn Tp.Buôn Ma Thuột gồm Buôn du lịch cộng đồng Ako Dong và Khu du lịch sinh thái Ko Tam.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà tặng hoa Hội đồng thẩm định
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Thái Hồng Hà tặng hoa Hội đồng thẩm định

Bên cạnh đó, các đội tham gia được tổ chức làm 2 đội chiêng gồm đội chiêng lớn tuổi và đội chiêng trẻ. Đây là sự kết nối giữa những người có kinh nghiệm, am tường trong diễn xướng cồng chiêng với những học viên trẻ của các lớp truyền dạy cồng chiêng. Từ đó, phát triển nhân tố mới, khởi dậy đam mê nhiệt huyết trong giới trẻ về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng.

Ban tổ chức tặng quà cho nghệ nhân
Ban Tổ chức tặng quà cho nghệ nhân

Thông qua Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần này, Ban Tổ chức mong muốn, văn hóa cồng chiêng sẽ trở thành động lực nội sinh để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Trong thời gian tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk sẽ phối hợp với các địa phương, các sở, ngành đưa văn hóa cồng chiêng trở thành sản phẩm văn hóa du lịch, động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Nghi thức uống rượu cần khai hội
Nghi thức uống rượu cần khai hội

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã vận động các nhà tài trợ trao hơn 150 suất quà cho nghệ nhân lớn tuổi, nghệ nhân trẻ, đội nghệ nhân nữ và các nghệ nhân nữ tiêu biểu nhằm động viên, khích lệ nghệ nhân tiếp tục nuôi dưỡng đam mê và tâm huyết với công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng.

Một số hình ảnh tại Liên hoan văn hoá cồng chiêng Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024: 

Em kg tin: Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng 5
Em kg tin: Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng 6
Em kg tin: Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng 7
Em kg tin: Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng 8
Em kg tin: Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia liên hoan văn hóa cồng chiêng 9
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Họa sĩ KPă Tý: Gìn giữ “hồn cốt” văn hóa Ê Đê qua nét vẽ

Họa sĩ KPă Tý: Gìn giữ “hồn cốt” văn hóa Ê Đê qua nét vẽ

Sinh ra và lớn lên ở Buôn Bầu, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, họa sĩ KPă Tý (41 tuổi) mang trong mình dòng máu Ê Đê thuần khiết. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã say mê vẽ bằng những công cụ đơn giản như bút chì, bút sáp, ghi lại những hình ảnh thân thuộc của buôn làng, núi rừng và con người xung quanh. Niềm đam mê ấy không chỉ là trò chơi trẻ con mà dần trở thành hành trình nghệ thuật nghiêm túc, đưa anh trở thành một trong những họa sĩ người DTTS đầu tiên và duy nhất ở Chi hội Mỹ thuật thuộc Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.