Ngày 31/5, tại xã Tơ Tung (huyện Kbang, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp UBND huyện Kbang, xã Tơ Tung đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng.
Ngày 19/5, tại Bảo tàng Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đắk Lắk tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy chỉnh chiêng Ê Đê năm 2023. Sau 5 ngày tổ chức, 15 học viên là các nghệ nhân tham gia lớp học đã được trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Tham dự Lễ bế giảng có Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu.
Thông tin từ UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai), hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 106 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong dân và cộng đồng thôn, làng; đồng thời, duy trì hoạt động của 79 đội cồng chiêng.
Sắc màu 54 -
Tiêu Dao - Nhị Phương -
11:44, 17/05/2023 Người Co ở làng Tà Vót ai cũng yêu chiêng, coi chiêng như báu vật của dân tộc mình. Chính vì thế, họ giữ chiêng, làm sống dậy hồn chiêng nơi núi rừng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Tin tức -
Ngọc Thu -
12:09, 15/05/2023 Nhằm tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi phát huy tài năng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Huyện đoàn Ia Pa (Gia Lai) đã tổ chức Câu lạc bộ cồng chiêng Thanh thiếu nhi năm 2023 tại Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa với thành viên là các em học sinh của trường.
Tin tức -
Ngọc Thu -
17:31, 11/05/2023 Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021 - 2023, công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS đạt kết quả tích cực. Toàn tỉnh có 137 làng đồng bào DTTS được hỗ trợ cồng chiêng và tổ chức 143 lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang.
Ngày 27/4, tại xã Ia Bă, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ Nhất năm 2023 và tổng kết 20 năm Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc. Tham dự có gần 200 nghệ nhân đến từ các làng trên địa bàn.
Không chỉ giới hạn trong không gian làng ở vùng cao, giờ đây, vào dịp cuối tuần, những thanh âm cồng chiêng vang vọng khắp phố phường Pleiku (Gia Lai). Giữa đô thị, tiếng cồng chiêng rộn rã, kết nối con người xích lại gần nhau, giao lưu văn hóa làm cho tâm hồn rộng mở, phóng khoáng.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
15:14, 09/04/2023 Để việc đưa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào trường học tiếp tục được lan tỏa, trở thành một môn học và hoạt động mang tính lâu dài, bền vững..., thì việc triển khai, vận dụng kịp thời, linh hoạt cơ chế chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các nguồn lực sẽ tạo động lực cho các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Ngọc Thu -
09:27, 07/04/2023 Ngoài sự chủ động của các nhà trường, thời gian vừa qua, nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên đã khuyến khích, tạo điều kiện để các trường học đưa văn hóa truyền thống nói chung, cồng chiêng nói riêng vào giảng dạy. Đến nay, việc truyền dạy văn hóa truyền thống đã được các trường học áp dụng rộng rãi và đã phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, ở nhiều trường học cũng đang gặp một số khó khăn nhất định, nhất là việc thiếu dụng cụ, nhạc cụ để truyền dạy và duy trì di sản văn hóa truyền thống.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
10:05, 05/04/2023 Nhiều năm nay, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh việc bảo tồn văn hóa thông qua hoạt động đưa văn hóa truyền thống truyền dạy cho học sinh DTTS trong các trường học. Cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Xã biên giới Đăk Long, huyện Đăk Glei (Kon Tum) là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Gié Triêng nơi đây không chỉ nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà còn gìn giữ di sản của cha ông như báu vật.
Ngày 15/3, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Đạ Tẻh tổ chức khai mạc lớp truyền dạy cồng chiêng tại xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh.
Với mong ước bản sắc văn hóa của dân tộc mình không bị mai một, chàng trai trẻ Siu Thanh (dân tộc Gia Rai, sinh năm 1998, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, (Gia Lai) đang ngày ngày miệt mài truyền dạy cồng chiêng cho dân làng và các em học sinh DTTS tại địa phương.
Ngành Văn hóa, Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia quảng bá Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Festival “Về miền Quan họ” năm 2023, diễn ra tại Bắc Ninh từ ngày 24 - 28/2.
Với dân tộc Xtiêng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống của con người. Tiếng cồng chiêng rộn ràng vang lên giữa đại ngàn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với dân tộc Xtiêng trong các dịp lễ, tết, mừng lúa mới... Đối với họ, cồng chiêng không chỉ là cầu nối giao tiếp giữa con người với tổ tiên, thần linh mà còn là tiếng lòng diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động. Xuất phát từ đam mê và niềm tự hào, ngày nay, các bạn trẻ dân tộc Xtiêng đang cố gắng học tập để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngại khó khăn, vất vả, quyết tâm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế và giúp ích cho cộng đồng.
Khi tiết trời dần se lạnh, những cơn gió hanh hao thi nhau mơn trớn, lay động những bụi hoa cúc quỳ vàng rực rỡ, ấy cũng là dấu hiệu của một mùa Xuân mới đã đến với mọi người, mọi nhà. Ở thôn Tê Rông, xã Văn Lem, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, trong thời điểm chộn rộn, háo hức ấy, dưới mái nhà rông của làng, hàng chục bạn trẻ vẫn say sưa tập luyện. Tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã, ngân vang.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, với kinh phí dự kiến là 16,38 tỷ đồng.