Những năm qua, Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS và đạt hiệu quả tích cực. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, với những cách làm cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, không chỉ bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa cồng chiêng, mà qua đó giúp cho đồng bào hiểu hơn những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, từ đó nhiều di sản văn hóa khác của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng được bà con trân quý, chú trọng giữ gìn.
Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc xem như là báu vật, là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây “thanh âm huyền bí” trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương, giữ bản sắc văn hóa của đồng bào...Do vậy, bao năm nay, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các nghệ nhân ở bản làng đã có trách nhiệm, bảo ban nhau giữ gìn, nâng niu trân quý cồng chiêng
Trong 3 ngày (từ 26 - 28/10), huyện Kông Chro (Gia Lai) tổ chức Liên hoan không gian văn hóa cồng chiêng năm 2022. Tham gia Liên hoan có gần 730 nghệ nhân, người dân đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn.
Ngày 11/10, tại thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã diễn ra Hội thi Cồng chiêng năm 2022. Sự kiện do Ủy ban Nhân dân huyện tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (20/10/1950 - 20/10/2022), 22 năm Ngày thành lập huyện Mang Yang (22/10/2000 - 22/10/2022),
UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) vừa triển khai Kế hoạch tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3 và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2022.
Lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên giúp cho thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần đưa hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển.
Ngày 1/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeolabuk, Hàn Quốc tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy cồng chiêng trẻ Ê Đê Bih tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana.
Tối 23/9, tại nhà rông Kon Klor, UBND Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khai mạc Hội thi cồng chiêng, múa xoang các DTTS lần thứ I năm 2022. Tham gia Hội thi có 17 đội, với gần 600 nghệ nhân đến từ các xã, phường có làng đồng bào DTTS tham gia biểu diễn.
Ngày 22/9, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ I năm 2022.
Media -
Ngọc Thu -
16:39, 17/09/2022 Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã có nhiều hoạt động nhằm khơi dậy niềm tự hào, ý thức gìn giữ văn hoá truyền thống của thế hệ trẻ trong cộng đồng các DTTS. Trong đó, Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh - thiếu niên DTTS TP. Pleiku là một trong những hoạt động văn hoá ý nghĩa, sân chơi hấp dẫn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trong cộng đồng DTTS tại địa phương.
Ngày 15/9, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng - xoang các DTTS huyện lần thứ nhất năm 2022. Hội thi thu hút hơn 200 nghệ nhân, thành viên các câu lạc bộ văn hóa dân gian, các đội cồng chiêng - xoang thanh thiếu niên tham gia biểu diễn.
Tại thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), công tác giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của cồng chiêng luôn được chú trọng. Trong đó, việc tổ chức Hội thi cồng chiêng cấp xã là hoạt động ý nghĩa, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, thu hút đông bảo bà con người DTTS tham dự, tham gia dự thi, biểu diễn, giao lưu.
Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm tại Gia Lai nhân dịp đón Tết Độc lập, trong 2 ngày (2/9 - 3/9), là dịp để du khách hoà mình vào không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, cùng những trải nghiệm khó quên về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.
Tối 2 và 3/9, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm nhằm chào mừng Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022). Đây cũng là dịp để du khách hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cùng những trải nghiệm khó quên về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.
Ngày 27/8, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Pleiku phối hợp với Thành đoàn Pleiku đã tổ chức chương trình Liên hoan cồng chiêng và hát dân ca thanh thiếu niên DTTS Tp. Pleiku nhằm chào mừng Kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2022), 77 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin (28/8/1945 - 28/8/2022) và thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tp. Pleiku lần thứ XII.
Nằm trong khuôn khổ Dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeolabuk (Hàn Quốc) tài trợ, ngày 24/8, đại diện Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ bàn giao chiêng, trang phục truyền thống tại huyện Krông Ana và huyện Lắk.
Media -
Đ.Dương -
11:09, 22/08/2022 Vừa qua, xã Ia Chim, Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang lần thứ nhất năm 2022. Hội thi thu hút hơn 300 nghệ nhân, diễn viên của 9 đội cồng chiêng, múa xoang của 11 thôn, làng. Các bài chiêng, múa xoang gắn với truyền thống và bản sắc đặc trưng của người Gia Rai như: Lễ hội mừng nhà rông mới, Lễ hội mừng lúa mới, Lễ hội bỏ mả Pơ thi...
Sắc màu 54 -
Văn Yên- Lê Thuận -
19:38, 18/08/2022 Dù ở tuổi 73, nhưng già làng Pang Ting Ha Thét, ngụ thôn Liêng K’Rắc II, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vẫn say mê với nhịp điệu của cồng chiêng. Bởi theo ông, đây là loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cần được bảo tồn và phát huy, trong đó có dân tộc Mnông.
Tháng 8 này, đến với núi rừng Bắc Trà My, bạn sẽ được thưởng thức các đội cồng chiêng tranh tài qua lễ hội cồng chiêng. Đây cũng là một trong những cách mà huyện Bắc Trà My khuyến khích đồng bào lưu giữ văn hóa truyền thống.
Vùng Trường Sơn đại ngàn phía tây Quảng Nam là nơi lưu giữ văn hóa cồng chiêng, linh hồn của văn hóa làng các DTTS. Về với cộng đồng làng miền núi để khảo cứu cồng chiêng, không thể bỏ qua tri thức bản địa của già làng, họ chính là báu vật của văn hóa miền núi.