UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn đến năm 2035” trên địa bàn tỉnh.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 diễn ra từ ngày 22 - 26/12, hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của Tp. Pleiku (Gia Lai) đã biểu diễn cồng chiêng đường phố thu hút hàng ngàn du khách và người dân theo dõi.
Ngày 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do tổ chức JBCIA (Hàn Quốc) tài trợ. Tham dự chương trình có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND và nghệ nhân 4 huyện được thụ hưởng dự án, gồm Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. Đây là hoạt động năm trong thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trường Đại học Tây Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025.
Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổng kết lớp học cồng chiêng và múa xoang, trao chứng nhận cho 47 học sinh dân tộc Gia Rai của Trường Tiểu học số 1 xã Ia Băng.
Tối 25/11 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Bế mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II, năm 2022 tại Trung tâm văn hóa tỉnh.
Tối 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tổ chức Khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II năm 2022. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung đến dự sự kiện.
Ở xã N’Thol Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), nhắc đến nghệ nhân Ka Să K’Gioong, người ta nghĩ đó là một “Bảo tàng sống” của buôn làng Yang Ly với khả năng thẩm âm, diễn tấu cồng chiêng và am hiểu nghi lễ, phong tục, tập quán của đồng bào Cơ Ho.
Nghệ nhân A Kyunh (44 tuổi) hiện là Đội trưởng đội chiêng nam thôn Kon Tơ Neh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Nhiều năm qua, anh luôn giữ vững niềm đam mê, nhiệt huyết “giữ lửa” cho văn hóa cồng chiêng; đồng thời góp phần truyền dạy lại cho các thế hệ con cháu trong làng.
Ngày 18/11, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, các đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội lớn: Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2022.
Tối 18/11, tại Quảng trường 16-3 (Tp. Kon Tum), UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ bế mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ Nhất, năm 2022 và trao tặng Danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2021.
Sắc màu 54 -
H.Đại - P. Nguyên -
20:14, 18/11/2022 Những ngày này, nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng trở nên rộn ràng với âm thanh của đại ngàn. Hơn 600 nghệ nhân trên địa bàn tỉnh đã hội tụ về đây, để tham gia diễn tấu cồng chiêng, múa xoang và trình diễn các nhạc cụ truyền thống của dân tộc.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023); 92 năm Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2022), 77 năm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2022), tối 16/11, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc “Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022”.
Ngồi bên hiên nhà, đôi mắt sâu nhìn về những đứa trẻ trong làng diễn tấu thành thạo những bài chiêng, truyền thống của dân tộc Ba Na, già làng, Nghệ nhân ưu tú A Thuih không giấu được niềm vui. Ông cười nói: “Dường như tôi nặng nợ với cồng chiêng thì phải, nên không lúc nào tôi không nghĩ đến nó. Cứ rảnh là tôi đem cồng chiêng ra dạy cho lớp trẻ trong làng”.
Từ ngày 11 - 17 , UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya tại làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Chư Păh. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.
Ngày 6/11, Ban Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2022 đã tổ chức Lễ bế mạc vào trao giải thưởng cho các nội dung thi.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đang cùng nhau bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa ra mắt tác phẩm Lửa tình cao nguyên (tác giả: NSND Tạ Duy Ánh, đạo diễn: Nguyễn Ngọc Anh), tác phẩm do Bộ VHTTDL đặt hàng. Ngay đêm diễn tổng duyệt ra mắt tác phẩm, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông và các thành viên trong Hội đồng nghệ thuật của Bộ VHTTDL đã đánh giá cao về những sáng tạo mới của ê kíp dàn dựng và các nghệ sĩ tham gia biểu diễn.
Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Văn Sơn -
04:44, 01/11/2022 Về Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi vẫn thấy những vết tích của cơn bão Noru vừa qua còn hằn in trên đường sá, núi rừng. Nhưng khi nghe âm thanh tiếng cồng chiêng trầm bổng vang lên của cậu bé 7 tuổi Nguyễn Trường Ka, lòng người bỗng nhiên bình yên rồi phấn chấn đến lạ thường...