Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp chiêng làng Tà Vót

Tiêu Dao - Nhị Phương - 11:44, 17/05/2023

Người Co ở làng Tà Vót ai cũng yêu chiêng, coi chiêng như báu vật của dân tộc mình. Chính vì thế, họ giữ chiêng, làm sống dậy hồn chiêng nơi núi rừng bằng cả trái tim nhiệt huyết.

Tiết mục đấu chiêng của Đội cồng chiêng làng Tà Vót biểu diễn tại xã Trà Thủy.
Tiết mục đấu chiêng của Đội cồng chiêng làng Tà Vót biểu diễn tại xã Trà Thủy

Làng có 100 bộ chiêng

Vẳng xa từ trong cây rừng và lá gió, tiếng chiêng trầm vang lên giữa buổi chiều muộn khiến cây cỏ cũng như hân hoan hơn. Người làng Tà Vót (xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) bao năm qua vẫn giữ được nhịp chiêng của mình như thế. Cồng chiêng đối với người làng Tà Vót không chỉ là tài sản vô giá do ông cha để lại mà còn mang giá trị tinh thần to lớn trong đời sống của các thế hệ nơi đây.

Ông Hồ Văn Nam (58 tuổi) làng Tà Vót luôn tự hào rằng, người Co ở Trà Bồng còn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có chiêng. Sinh ra, lớn lên ở bản làng, thuở ấu thơ, ông đã theo cha đi biểu diễn chiêng trong các dịp Lễ mừng lúa mới, đám cưới, ăn trâu… Những âm thanh ngân vang của tiếng cồng, tiếng chiêng kết hợp giai điệu du dương đầy mê hoặc ấy đã ngấm vào tâm hồn ông lúc nào không hay.

Ông  Hồ Văn Nam được dân làng Tà Vót yêu quý bởi có những đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa cồng chiêng. 
Ông Hồ Văn Nam được dân làng Tà Vót yêu quý bởi có những đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Ông Nam cho biết, hiện nay, toàn huyện Trà Bồng có khoảng 300 bộ chiêng, trong đó xã Trà Thủy có trên 180 bộ chiêng, riêng làng Tà Vót có gần 100 bộ chiêng. Đối với người Co trước khi vào lễ hội, bao giờ cũng thực hiện một nghi thức qua điệu chiêng A Dút và điệu chiêng Pốt Ố để thông báo và mời thần linh, tổ tiên về chứng kiến lòng thành của dân làng. Đồng thời thông báo cho dân làng mình và các làng xung quanh cùng đến vui hội.

Trong các lễ hội truyền thống, người Co sẽ đánh các bài chiêng: Chào khách; tiễn khách, chiêng hội và chiêng cúng thần linh. Mỗi bài chiêng có nhịp điệu, âm hưởng khác nhau theo từng ngữ cảnh. Trong Lễ hội mừng lúa mới, cưới hỏi… nhịp chiêng nhanh, dồn dập, tạo không khí vui nhộn, thể hiện sự hào hứng của mọi người. Trong các nghi lễ tâm linh, nhịp chiêng chậm, trầm buồn như gửi gắm tiếng lòng vào thế giới thần linh…

"Thôn 2 (làng Tà Vót) đã thành lập đội cồng chiêng và tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội trên địa bàn huyện. Để triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện Trà Bồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, xã Trà Thủy chuẩn bị thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng thôn 2 để phát huy di sản văn hóa cồng chiêng”.

Ông Hồ Văn Tự Chủ tịch UBND xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng

Cũng trong ngày hội, những trai làng khỏe mạnh, cường tráng nhất thường bắt cặp với nhau thi trổ tài. Thông qua nghệ thuật đấu chiêng mà được dân làng tin tưởng, giao phó gánh vác các công việc hệ trọng của làng.

Giữ gìn “hồn chiêng”

Ở làng Tà Vót, gia đình ông Hồ Văn Nam được coi là gia đình cồng chiêng bởi qua 5 - 6 đời, những thế hệ trong gia đình ông đều là “nghệ nhân chiêng” tài hoa có tiếng trong vùng. Cha của ông Hồ Văn Nam là già làng Hồ Văn Ba xưa kia chưa bao giờ vắng mặt trong đội chiêng của làng tham gia diễn tấu trong các nghi lễ mừng lúa mới, đám cưới, lễ ăn trâu…

Hiện tại, gia đình ông Nam vẫn lưu giữ được 10 bộ chiêng quý gia truyền. Đối với ông, những bộ chiêng này là tài sản vô giá, dù người ta trả bao nhiêu tiền, của, ông cũng không bán, không đổi. Ông Nam bày tỏ: “Cồng chiêng là tài sản ông cha truyền lại nhiều đời, mình phải có trách nhiệm giữ gìn để truyền lại cho con cháu”.

Ở cạnh nhà ông Hồ Văn Nam là gia đình ông Hồ Văn Điệp cũng đang lưu giữ 12 chiếc chiêng quý. Những chiếc chiêng này được ông Điệp cất giữ cẩn thận, chỉ đến khi có lễ hội mới mang ra sử dụng.

Vũ điệu dân gian của người Co làng Tà Vót.
Vũ điệu dân gian của người Co làng Tà Vót

Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, những thế hệ lớn tuổi như ông Nam, ông Điệp đều tâm huyết truyền dạy cho con, cháu cách đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong cuộc sống mới hôm nay. “Cồng chiêng cũng có “tâm hồn”, muốn điều khiển được chiêng phải hiểu sâu, coi chiêng như người bạn tri âm. Khi chơi chiêng, tâm hồn mình và hồn chiêng hòa quyện vào nhau, đẩy lên những âm thanh da diết, tuyệt vời”, ông Nam giải thích.

Từ sự chỉ dạy của những thế hệ đi trước, thế hệ thanh - thiếu niên người Co ở Tà Vót và xã Trà Thủy đã có thể chơi thành thạo tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. 2 người con trai của ông Nam cũng chơi chiêng rất giỏi. Cứ như vậy, lớp trước dạy lớp sau để hồn chiêng được vang vọng mãi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 1 giờ trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 1 giờ trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 1 giờ trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 1 giờ trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 2 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.