Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Giang Lam - 12:21, 01/04/2023

Trong nhà nghệ nhân Phàn Văn Phú, thôn 3, Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) dường như tồn tại cả một “bảo tàng” sống động, gồm những “linh vật” của người Dao như kèn pí lè, thanh la, chiêng, trống... Hàng ngày, nghệ nhân Phàn Văn Phú gìn giữ những thanh âm đặc biệt của dân tộc mình, xem đó như là cách chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng của con trai, con gái bản người Dao nơi đây.

Nghệ nhân Phàn Văn Phú (ở giữa) cùng các con giới thiệu bộ nhạc cụ gia truyền.
Nghệ nhân Phàn Văn Phú (ở giữa) cùng các con giới thiệu bộ nhạc cụ gia truyền

“Linh vật” của người Dao

Nhiều người công nhận ông Phàn Văn Phú sở hữu bộ nhạc cụ hiếm có, bởi đây được coi là “linh vật” gia truyền 4 đời của dòng họ Phàn, tương đương hàng trăm năm tuổi với đầy đủ các loại từ kèn pí lè, trống, chiêng, thanh la, chuông, tù và chũm chọe.

Ông Phàn Văn Phú chia sẻ, nhạc cụ được sử dụng trong hầu hết các nghi lễ vòng đời con người, từ lễ đầy tháng, cấp sắc, đám cưới, đám ma, lễ cầu an, giải hạn, ngày Tết… Tổng cộng ông có 6 món nhạc cụ đều là do tự tay dòng họ Phàn chế tác, kèm theo đó là những cuốn sách cổ hướng dẫn cách làm, cách sử dụng.

Đối với người Dao, nhạc cụ là linh hồn, là sợi dây linh thiêng, là phương tiện để kết nối giữa con người với trời đất và thần linh, giữa quá khứ với hiện tại.

Sự cẩn trọng và nghiêm trang đó luôn được con cháu họ Phàn ghi nhớ và lưu truyền qua bao đời. Bởi đối với người Dao, nhạc cụ là linh hồn, là sợi dây linh thiêng, là phương tiện để kết nối giữa con người với trời đất và thần linh, giữa quá khứ với hiện tại. Đặc biệt, mỗi nhạc cụ là một câu chuyện gắn với sự ra đời mang dấu ấn kỳ bí.

Một nhạc cụ gia truyền và có ý nghĩa đặc biệt đối với ông Phú, đó là kèn pí lè. Khi mới lên 6 tuổi, ông đã biết thổi được nhiều đoạn nhạc cơ bản. Đối với người Dao, chiếc kèn được coi như báu vật không thể bán, không được đánh mất, ai biết thổi kèn là gần như có thể làm chủ được mọi nghi lễ. Vì vậy, ông trở thành niềm tự hào của cả dòng họ. Với tài năng hiếm có, năm 15 tuổi, ông Phàn Văn Phú đã được tôn lên làm thầy Tào.

Ông Phú bảo, kèn được người Dao sử dụng vào những dịp thực hiện các nghi lễ, ngày Tết, cưới hỏi, cấp sắc… Trong đó, đám cưới là nghi lễ quan trọng nhất trong đời người, nên dù trong hoàn cảnh nào thì cũng phải có tiếng kèn. Tiếng kèn cất vang thể hiện sự trang trọng, đàng hoàng của gia đình. Trên đường đưa dâu, người thổi kèn luôn dẫn đầu để khai mở sự hanh thông, may mắn, bình an cho gia chủ.

Bộ nhạc cụ gia truyền đặc biệt của dòng họ Phàn.
Bộ nhạc cụ gia truyền đặc biệt của dòng họ Phàn.

Bộ sưu tập của ông Phú có một loại nhạc cụ khá đặc biệt, đó là trống. Đây là loại trống quý hiếm, bởi nguyên liệu được làm từ da động vật, dây mây núi dẻo dai, gỗ rừng quý hiếm. Tất cả được thực hiện một cách khéo léo, tỉ mỉ từ khâu chọn, sơ chế nguyên liệu đến chế tác. Có như thế mới duy trì được độ bền qua bao năm tháng. Với sự đặc biệt đó, tiếng trống của ông Phú thoát ra trầm ấm, vang xa, lớp lông thú trên mặt trống đã kìm giữ và điều hòa cho âm thanh không bị “nhọn” và thô kệch. Ông Phú bảo, người Dao luôn tin rằng trống có một sức mạnh thiêng liêng, bởi đó là hiện thân của Thần Sấm, là tiếng của thần gọi mưa, dồn mây, đuổi gió.

Bên cạnh đó, các nhạc cụ như tù và, chiêng, thanh la, chuông, chũm chọe… cũng đều ẩn mình với những câu chuyện kỳ bí, linh thiêng. Đó là chiếc tù và - phần thưởng của Ngọc Hoàng dành cho người Dao để mỗi khi cần thì được phép gọi bậc bề trên, hay câu chuyện người con đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ và được bà Tiên cảm động trao cho chiếc chuông để đuổi thú dữ. Hay là câu chuyện thú vị cách phân biệt bộ đôi chũm chọe đực và chũm chọe cái thông qua thanh âm cao, trầm…

Lời truyền dạy của dòng họ Phàn

Hiện nay, ông Phàn Văn Phú có 5 cuốn sách cổ hàng trăm tuổi về nhạc cụ. Đây chính là những kiến thức kinh nghiệm, những lời truyền dạy của dòng họ Phàn về nhạc cụ. Trong mỗi cuốn sách đều ghi rõ mỗi loại nhạc cụ có cách sử dụng khác nhau, có khi phải học cả đời cũng không hết được. Để học và sử dụng nhạc cụ thì phải có tâm và tấm lòng thành kính thì tổ tiên mới độ được. Người nào tâm chưa thành thì khi đánh âm thanh đơn độc, lạc nhịp như ở cô lập một mình. Người nào một lòng chuyên tâm thì nhạc cụ sẽ uyển chuyển, linh hoạt theo ý muốn: Rộn ràng, vui tươi trong lễ hội, lễ cưới hay tha thiết, bi thương trong đám ma, đám chay.

Nghệ nhân Phàn Văn Phú cùng con rể nghiên cứu sách cổ sử dụng nhạc cụ người Dao.
Nghệ nhân Phàn Văn Phú cùng con rể nghiên cứu sách cổ sử dụng nhạc cụ người Dao.

Ông Phú bảo, người Dao Thuốc Hạ quan niệm, từ ngày 15/9 (năm trước) đến 1/3 Âm lịch (năm sau) là khoảng thời gian tiếng kèn, tiếng trống, tiếng chuông… có thể vang lên. Trong thời gian này, các học trò thường tìm đến thầy để dạy học các loại nhạc cụ. Khoảng thời gian còn lại thì không nên dùng tùy tiện, trừ những dịp có đám cưới, ma chay, cấp sắc để tránh gọi vía xấu về cho làng bản.

Bên cạnh đó, việc bảo quản, cất giữ nhạc cụ là điều mà cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt. Mỗi lần sử dụng xong là phải lau sạch bằng nước ấm, để khô và bọc vải kỹ. Để thể hiện sự tôn nghiêm thì nơi cất giữ phải ở vị trí cao ráo, kín đáo, người Dao thường để bộ nhạc cụ chung với trang phục thầy cúng được xếp đặt gọn gàng vào chiếc hòm gỗ nhỏ, khóa cẩn thận.

Để học và sử dụng nhạc cụ thì phải có tâm và tấm lòng thành kính thì tổ tiên mới độ được. Người nào tâm chưa thành thì khi đánh âm thanh đơn độc, lạc nhịp như ở cô lập một mình. Người nào một lòng chuyên tâm, thì nhạc cụ sẽ uyển chuyển, linh hoạt theo ý muốn...

Người Dao quan niệm, càng giữ gìn cẩn thận thì tổ tiên càng ghi nhận sự chu đáo, thành tâm của người sở hữu. Những năm gần đây, nhiều nhạc cụ bị mai một dần, nên một số thầy tào, thầy cúng vẫn thường đến mượn về để thực hành nghi lễ. Ông Phàn Văn Phú vẫn vui vẻ cho mượn và không quên dặn dò các bước bảo quản những “báu vật” gia truyền này. Bởi với ông, những báu vật này chỉ thực sự quý khi nhiều người sử dụng thường xuyên trong các nghi lễ tâm linh, phục vụ cộng đồng người Dao. Có như vậy thì "báu vật" mới phát huy được hết giá trị, "báu vật" mới linh được.

Thêm một điều đặc biệt mà trọng trách cao cả mà người sở hữu bộ nhạc cụ phải làm. Đó là tìm được người kế nghiệp và làm lễ kế nghiệp trao truyền lại bộ nhạc cụ cho đời sau.

Ông Phàn Văn Phú rất tự hào về chàng rể Triệu Văn Phấy và cậu con trai Phàn Dao Quý của mình. Cả hai đều yêu mến văn hóa dân tộc Dao, thường theo chân vợ chồng ông đi tham gia các buổi lễ, cũng như những lần biểu diễn tại các ngày hội văn hóa Dao, liên hoan văn nghệ trong và ngoài tỉnh. Anh Phấy chia sẻ, anh là người Hà Giang lấy vợ là Phàn Thị Nga về Tân Thành ở rể được hơn 10 năm. Hiện nay, anh có thể đọc được một ít chữ Nôm Dao và sử dụng thành thạo trống, chuông, kèn Pì Lè…

Ông Phú vui vẻ nói, con trai và con rể đều có khả năng kế nghiệp. Quan trọng nhất là phải xem sự thành tâm và sự tu dưỡng của các con theo thời gian. Giờ đây ông có quyền được lựa chọn người sở hữu “kho báu” gia truyền này. Các con đều không ai từ chối, đều gắn mình với trách nhiệm trước tổ tiên, đó là điều làm ông vui và hạnh phúc nhất. Bởi đây là minh chứng dòng chảy văn hóa người Dao họ Phàn mãi lưu truyền theo thời gian.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Để khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ chiếc áo bà ba, tượng trưng cho vùng đất và con người Nam bộ, trong chuỗi các hoạt động của Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, sáng 29/9, tại Công viên tượng bờ kè Xà No, Phường 1, TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc triển lãm tranh áo bà ba với chủ đề “Chiếc áo bà ba xưa và nay”. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 29/10/2023.
Tin nổi bật trang chủ
Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 9-10/10

Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 9-10/10

Khoa học - Công nghệ - Như Tâm - 1 giờ trước
Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 9-10/10, với 5 hoạt động chính gồm: tọa đàm thúc đẩy chuyển đổi số du lịch trên địa bàn tỉnh; tọa đàm thúc đẩy chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số; họp mặt Ngày Doanh nhân Việt Nam và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia
Hà Nội đón 18,9 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2023

Hà Nội đón 18,9 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2023

Du lịch - Trương Vui - 1 giờ trước
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 9/2023, ngành Du lịch Hà Nội đã đón hơn 2 triệu lượt khách, tăng 37,6% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 397,2 nghìn lượt, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng mang Trung thu đến với trẻ em nghèo khu vực biên giới biển

Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng mang Trung thu đến với trẻ em nghèo khu vực biên giới biển

Xã hội - Lê Vũ - Văn Long - 23:59, 29/09/2023
Những ngày qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tặng quà cho thiếu nhi ở vùng biên giới biển. Đây là hoạt động mang ý nghĩa xã hội thiết thực trong công tác chăm lo cho trẻ em, gắn kết nghĩa tình quân dân nơi địa bàn xa, khu vực biên giới biển
Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Hậu Giang: Triển lãm trên 100 bức tranh mỹ thuật áo bà ba xưa và nay

Sắc màu 54 - Như Tâm - 23:56, 29/09/2023
Để khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ chiếc áo bà ba, tượng trưng cho vùng đất và con người Nam bộ, trong chuỗi các hoạt động của Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, sáng 29/9, tại Công viên tượng bờ kè Xà No, Phường 1, TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc triển lãm tranh áo bà ba với chủ đề “Chiếc áo bà ba xưa và nay”. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 29/10/2023.
GDP quý III/2023 của Việt Nam tăng 5,33%

GDP quý III/2023 của Việt Nam tăng 5,33%

Kinh tế - Trương Vui - 23:52, 29/09/2023
Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2023, diễn ra vào sáng 29/9. Theo đó, mức tăng trưởng GDP quý III năm 2023 cao hơn cùng kỳ các năm 2020 - 2021 nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm còn lại giai đoạn 2011 - 2023. Điều này cho thấy nền kinh tế đang nỗ lực vượt khó để lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
Tin trong ngày - 29/9/2023

Tin trong ngày - 29/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 29/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân là mục tiêu cao nhất. Tuyên Quang: Thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT. Người "giữ hồn" những điệu Then cổ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn cho gần 12.200 người dân vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 23:50, 29/09/2023
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 136 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với gần 12.200 lượt người tham dự và xây dựng các mô hình, phiên tòa giả định, hội thi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Khai mạc Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023

Khai mạc Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023

Sắc màu 54 - PV - 23:46, 29/09/2023
Chiều 29/9, tại Khu văn hóa Hồ Sen, thành phố Vị Thanh, Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023 đã chính thức khai mạc.
Sôi nổi các hoạt động Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Sôi nổi các hoạt động Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 23:36, 29/09/2023
Trong hai ngày 28 - 29/9, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Ngày hội văn hóa - Chợ tình phong lưu năm 2023.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất

Bạn của nhà nông - Như Ý - 23:30, 29/09/2023
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá dìa trong ao đất đã phát triển mạnh ở một số địa phương. Cá dìa là đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao, thuộc loài rộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương được thị trường ưa chuộng. Để việc nuôi cá dìa mang lại hiệu quả kinh tế cao, mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi cá dìa trong ao đất sau đây.
Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Vinh danh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Ẩm thực - Trương Vui - 23:29, 29/09/2023
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu Quốc gia”.