Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Chom và niềm đam mê “pí pặp”

Anh Ngọc - 11:44, 06/11/2022

Trong tiết trời se lạnh những ngày đầu Đông, chúng tôi đến thăm nghệ nhân Lèo Văn Chom, bản Thộ (Chiềng Ban, Mai Sơn, Sơn La). Năm nay đã 73 tuổi nhưng ông Lèo Văn Chom vẫn say mê "pí pặp" - một loại nhạc cụ dân tộc Thái. Ông Chom bảo, Cộng đồng người Thái ở Sơn La đã gửi gắm vào loại nhạc cụ này tinh thần lạc quan và những triết lý sống của dân tộc mình. Đây cũng là loại nhạc cụ có vai trò quan trọng và linh thiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái.

Ông Lèo Văn Chom đã gắn bó với cây pí pặp hơn 50 năm nay, nhờ cây pí pặp đã giúp ông Chom kết duyên với người mình yêu và nên vợ, chồng
Ông Lèo Văn Chom đã gắn bó với cây pí pặp hơn 50 năm nay

Đam mê pí pặp

Dưới mái hiên nhà sàn truyền thống đơn sơ, giản dị, chỉ có ông Chom và người vợ của mình đang phơi những hạt ngô nuôi vài con gà, an hưởng tuổi già. Ông Chom nay tóc đã bạc trắng nhưng giọng nói vẫn lưu loát, thanh thoát như ngày còn trẻ vậy. Nói đến pí pặp (cây sáo), đôi mắt già nua của ông như chợt sáng lên.

Dẫn chúng tôi vào nhà, ông Chom lấy chiếc khăn lau những Bằng khen, Giấy khen treo trang trọng trên tường nhà như một niềm tự hào về những thành tích mà ông Chom đã một thời trải qua bao sóng gió, khổ luyện.

Ông Chom, nhớ lại: Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Sau này tôi được bố, mẹ cho đi học tại Trường Thanh niên dân tộc tỉnh Sơn La, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã là một trong những cây văn nghệ của trường. Tôi rất đam mê các loại nhạc cụ dân tộc Thái. Trong đó, cây pí pặp là một trong những nhạc cụ được tôi yêu thích và được người cha quá cố truyền lại lưu giữ cho đến ngày nay.

Theo ông Chom, khi ở tuổi 15, 16 ông đã bắt đầu theo học các loại nhạc cụ dân tộc Thái từ người cha, nhưng đối với cây pí pặp muốn học thành thạo rất khó. Chính bởi vậy mà phải mất 2 năm trời ròng rã học mót từ bố, ông Chom mới thổi được cây pí pặp với những âm thanh đúng theo bài hát tiếng Thái.

Để thổi được cây pí pặp điều quan trọng nhất là người thổi phải thực sự đam mê và hòa tâm hồn mình vào trong cây pí pặp. Có như vậy âm thanh mới uyển chuyển, cuốn hút người nghe và giai điệu pí pặp mới trở nên sống động.

Năm 1971, sau khi tốt nghiệp Trường Thanh niên dân tộc tỉnh Sơn La, ông Chom được nhận vào công tác tại Đài phát thanh khu tự trị Tây Bắc (nay là Đài phát thanh Truyền hình tỉnh Sơn La). Trong thời gian công tác ở Đài, ông Chom được phân công phụ trách mảng văn nghệ, cũng từ đây âm thanh của cây pí pặp đã ngân vang khắp  núi rừng Tây Bắc. Đến năm 2006, sau 35 năm công tác, ông Chom được nghỉ hưu theo chế độ.

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng tình yêu và niềm đam mê ca hát, nhạc cụ dân tộc, nhất là cây pí pặp vẫn luôn cháy bỏng trong tâm hồn ông Chom. Ông vẫn chế tác nhạc cụ dân tộc Thái và thổi pí pặt cho bà con Nhân dân nghe và sẵn sàng truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Cây pí pặp có chiều dài khoảng 40 cm, với 5 lỗ do ông Lèo Văn Chom chế tác
Cây pí pặp có chiều dài khoảng 40 cm, với 5 lỗ do ông Lèo Văn Chom chế tác

Trao truyền thanh âm của núi

Gắn bó với cây pí pặp hơn 50 năm nay, ông Chom bảo tất cả chỉ vì một tình yêu với âm nhạc truyền thống của dân tộc mình. Người Thái có nhiều loại nhạc cụ làm từ ống giang, ống nứa, chỉ riêng sáo, tức pí của người Thái, ngoài thổi được pí pặp, ông Chom còn thổi được pí láo nọi, pí láo luông, pí tam. Mỗi loại pí được sử dụng trong các trường hợp khác nhau và có âm điệu khác nhau.

Vừa giới thiệu về cách chế tác và các loại pí, ông Chom vừa thổi cho chúng tôi nghe giai điệu của từng loại. Nhìn chiếc pí pặp tương đối đơn sơ, nhưng khi nghệ nhân Lèo Văn Chom cất lên nhịp điệu thì chúng tôi như cảm nhận được sự giao hòa giữa đất trời và vạn vật, ngân rung bay bổng khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm cho tâm hồn con người sáng hơn và thêm tin yêu vào cuộc sống.

Ngày xưa, với những chàng trai Thái, pí pặp như người bạn, còn với các cô gái Thái, tiếng pí pặp là âm thanh giúp họ tìm được người trong mộng và qua tiếng pí pặp người nghe có thể cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của người thổi đang vui hay buồn.

Cũng theo ông Chom, những năm 70 của thế kỷ XX điện thoại, xe cộ không có như bây giờ, đường giao thông thì đi lại vô cùng khó khăn. Thứ duy nhất để gọi người mình yêu chính là pí pặp, khi các chàng trai đi gặp người yêu đầu tiên sẽ thổi đàn môi trước nhưng âm thanh của đàn môi thường bé nên khi thổi đàn môi mà người con gái không nghe thấy thì sẽ lấy cây pí pặp ra thổi để người yêu nghe rõ hơn.

Ngày nay, những người dân tộc Thái biết thổi pí pặp ở bản Thộ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều quan trọng hơn là ông Chom đã và đang góp phần vào việc lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để lại.

Ông Hoàng Văn Chứng, năm nay đã gần 60 tuổi, bản Thộ, xã Chiềng Ban, ông là người duy nhất của bản kế thừa cây pí pặp từ ông Chom. Ông Chứng, chia sẻ: Năm tôi lên 12 tuổi, tôi hay sang nhà ông Chom chơi, tôi được nghe ông Chom thổi cây pí pặp về các làn điệu dân ca của dân tộc mình nên tôi thích lắm. Ngoài ra, tôi nghe các cụ nói để tỏ tình với người mình yêu thì không thể thiếu cây pí pặp này, do vậy tôi đã quyết tâm học cây pí pặp do ông Chom truyền dạy.

"Vào các ngày lễ Tết, ngày hội đoàn kết toàn dân, tổng kết bản... người dân trong bản lại cất lên những làn điệu dân ca của dân tộc mình và tôi cũng mang cây pí pặp đến để thổi phụ họa theo giai điệu bài hát. Tôi luôn mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục phát huy và gìn giữ những làn điệu dân ca và nhạc cụ dân tộc Thái". Ông Chứng nói.

Năm 2019, ông Lèo Văn Chom được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".
Năm 2019, ông Lèo Văn Chom được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Cuộc sống hiện đại đi kèm với những đổi thay nhưng với những nét độc đáo của mình, những âm vang say sưa của tiếng pí pặp, đàn môi, tính tẩu… có lẽ vẫn sẽ còn ngân nga gắn bó với những người Thái, nơi vùng cao Sơn La nói riêng và vùng cao Tây Bắc nói chung như một phần không thể thiếu, góp phần tạo nên vẻ đẹp của âm nhạc dân gian dân tộc Thái. Đó là một trong các giá trị truyền thống cần gìn giữ và phát huy.

"Pí pặp" là nhạc cụ kết tinh của tình yêu, là linh hồn trong âm nhạc dân ca, dân vũ, biểu tượng văn hóa tinh thần độc đáo riêng của đồng bào dân tộc Thái. Cộng đồng người Thái cũng gửi gắm vào loại nhạc cụ này tinh thần lạc quan và những triết lý sống của dân tộc mình.

Để ghi nhận những cống hiến, thành tích của ông Chom, năm 2019, ông Lèo Văn Chom đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về "Nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Sơn La, đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc".

Hiện, tỉnh Sơn La đang triển khai tốt một số cơ chế, chính sách đặc thù cho lĩnh vực văn hóa của tỉnh như: Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 quy định mức chi đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết số 90/2018/NQ-HĐND ngày 8/12/2018 quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động văn nghệ quần chúng của bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh (với định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/bản/năm), Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 19/11/2021 quy định nội dung và mức hỗ trợ đối với văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh Sơn La có tác phẩm đạt giải thưởng cấp khu vực, quốc gia và quốc tế…; tổ chức các đợt xét tặng, tôn vinh các nghệ nhân, những người nắm giữ các giá trị di sản các dân tộc.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Sơn La tỉnh có 1 Nghệ sĩ nhân dân, 20 Nghệ sĩ ưu tú thuộc các chuyên ngành nghệ thuật; có 28 Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; 2 nghệ nhân được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo vệ "tính thiêng" trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo vệ "tính thiêng" trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 7 năm qua. Việc khai thác và tiếp lửa di sản văn hóa này là một việc nên làm, và cần được khuyến khích. Tuy nhiên, làm sao để bảo tồn, quảng bá nghi thức cho phù hợp với đời sống đương đại, mà không làm mất đi giá trị linh thiêng vốn có, vẫn là câu chuyện trăn trở của các nhà quản lý văn hóa, chuyên gia và những người thực hành di sản.
Tin nổi bật trang chủ
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Bắt đối tượng trong đường dây lừa đảo hơn 300 người qua App

Đắk Lắk: Bắt đối tượng trong đường dây lừa đảo hơn 300 người qua App

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa bắt giữ một đối tượng trong đường dây lừa đảo hơn 300 người qua App “Henho” và “Kynu” chiếm đoạt trên 200 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 3/10/2023

Tin trong ngày - 3/10/2023

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin hôm nay, ngày 3/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Cao Bằng: Sẵn sàng cho chương trình xác lập kỷ lục về Hát Then, đàn Tính. Người La Chí xóa bỏ tập tục lạc hậu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cầu mây Việt Nam đứng trước cơ hội đoạt tấm Huy chương Vàng Asiad 19

Cầu mây Việt Nam đứng trước cơ hội đoạt tấm Huy chương Vàng Asiad 19

Thể thao - PV - 4 giờ trước
Đội tuyển cầu mây Việt Nam đã giành quyền vào chơi trận chung kết tranh Huy chương Vàng nội dung cầu mây 4 nữ, sau khi dễ dàng vượt qua chủ nhà Trung Quốc với tỷ số 2-0 tại trận bán kết chiều nay, 3/10.
Đắk Lắk: Hơn 300 Người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức

Đắk Lắk: Hơn 300 Người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức

Người có uy tín - Lê Hường - 4 giờ trước
Ngày 3/10, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cho biết, đến thời điểm hiện tại, Ban Dân tộc đã tổ chức 4 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk năm 2023.
Miss Universe sẽ kiểm tra tính minh bạch của Miss Universe Vietnam 2023

Miss Universe sẽ kiểm tra tính minh bạch của Miss Universe Vietnam 2023

Giải trí - Trương Vui - 4 giờ trước
Thông tin tổ chức Miss Universe (MU) đang tiến hành kiểm tra tính minh bạch của kết quả cuộc thi Miss Universe Vietnam (MUVN) 2023 đang khiến dân mạng “dậy sóng”.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yêu cầu giải trình việc Phú Lê mặc trang phục không phù hợp biểu diễn tại trường học vùng cao

Yêu cầu giải trình việc Phú Lê mặc trang phục không phù hợp biểu diễn tại trường học vùng cao

Xã hội - PV - 4 giờ trước
Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đang yêu cầu báo cáo giải trình việc Phú Lê mặc trang phục như vua chúa nước ngoài, biểu diễn tại Trường Tiểu học và THCS Làng Nhì.
Ngân hàng Chính sách xã hội: Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp từ phong trào hiến máu tình nguyện

Ngân hàng Chính sách xã hội: Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp từ phong trào hiến máu tình nguyện

Xã hội - Việt Hải - Phan Anh - 5 giờ trước
Nhân Kỷ niệm 21 năm thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) (04/10/2002 - 04/10/2023), NHCSXH phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với tinh thần “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, lan tỏa phong trào nhân đạo, hiến máu cứu người.
Quảng Nam: Xử phạt Cơ sở bánh mì Phượng gần 100 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Quảng Nam: Xử phạt Cơ sở bánh mì Phượng gần 100 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Pháp luật - T.Nhân - N.Quỳnh - 5 giờ trước
Ngày 3/10, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ngoài việc bị tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng, cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2 (Tp. Hội An, Quảng Nam) còn bị phạt hành chính 96 triệu đồng và phải hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế…
Đắk Lắk: Củng cố hồ sơ xử lý người bị cụt bàn tay, không có Giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe ô tô

Đắk Lắk: Củng cố hồ sơ xử lý người bị cụt bàn tay, không có Giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe ô tô

Pháp luật - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Ngày 3/10, lãnh đạo Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý 1 trường hợp bị cụt bàn tay, không có Giấy phép lái xe, nhưng vẫn điều khiển xe ô tô.
Giữ bình yên cho vùng biên giới Long An

Giữ bình yên cho vùng biên giới Long An

Pháp luật - Minh Luận – Đinh Quân - 6 giờ trước
Cuộc chiến phòng, chống các loại tội phạm trên tuyến biên giới luôn là trận chiến đầy cam go và nguy hiểm. Nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng, sự mưu trí, dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An) đã đấu tranh, triệt phá thành công nhiều chuyên án, bắt giữ nhiều đối tượng tội phạm nguy hiểm, kiểm soát bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia...