Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ “hồn Then” cổ ở Nậm Nhùn

Hà Minh Hưng - 11:06, 30/10/2022

Khi lời Then hoà nhịp cùng đàn tính chính là tiếng lòng của đồng bào Thái, kèm những ước nguyện tốt đẹp nhất của bản, của Mường, của mỗi gia chủ… tất cả được thầy mo gửi đến các đấng siêu nhiên qua lời Then. Hiện nay, trong các bản người Thái ở Lai Châu vẫn có những ông, bà Then miệt mài lưu giữ giá trị truyền thống của Then. Tiêu biểu trong số đó là nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện.

Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện

Khi chúng tôi đến bản Nậm Ty đã nghe thấy tiếng Then, đàn tính văng vẳng khắp từng ngõ xóm. Theo hướng tay chỉ của bà con chúng tôi tìm gặp Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện (bản Nậm Ty, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) – Người được bà con đồng bào Thái khắp vùng Tây Bắc đánh giá là người hát Then, đàn tính giỏi. Tuổi càng cao giọng ca, tiếng đàn của ông càng điêu luyện.

Sinh năm 1969 trong gia đình có truyền thống hát Then đàn tính, từ nhỏ, cậu bé Lâm Văn Điện như bị “bỏ bùa” khi mỗi lần nghe cha đàn, hát những bài Then truyền thống. Lớn lên, chàng thanh niên được cha truyền đàn và công thức chế tác một đàn tính. Nhưng thú nhất là những ngày dài theo cha đi khắp các vùng Quỳnh Nhai, Tủa Chùa, Mường Lay, Điện Biên phụ hát. Năm 15 tuổi Lâm Văn Điện đã thuộc hết các bài Then, đàn tính. Ở tuổi 20, ông được bà con trong Mường, ngoài bản trọng vọng gọi thầy, cũng từ đó Lâm Văn Điện nối nghiệp cha đi diễn xướng bất cứ đâu khi có lời mời.

Nghệ nhân Lâm Văn Điện chia sẻ: Then là tiếng lòng, là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố nghệ thuật như múa, hát, trình diễn nhạc cụ dân tộc, tất cả được hoà quyện thành giá trị văn hoá truyền thống riêng của mỗi dân tộc. Thế nên, tục lệ cúng trời, đất, mường bản là những nét sinh hoạt tôn giáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Thái. Mỗi lễ cúng lại có một bài hát Then, đàn tính riêng, nên việc học để thành thạo hát Then, đàn tính là một điều “rất khó”. Hiện nay, số người biết, nắm rõ và biểu diễn được loại hình này rất ít. Để lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc, tôi đang cố gắng sưu tầm và truyền dạy lại cho con cháu và những người đam mê với loại hình nghệ thuật này để tiếng Then còn ngân mãi nơi bản làng của đồng bào Thái”.

Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện trình diễn Then, đàn Tính tại Liên hoan “Hát then – đàn tính” tỉnh Lai Châu lần thứ V, năm 2020
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện trình diễn Then, đàn Tính tại Liên hoan “Hát then – đàn tính” tỉnh Lai Châu lần thứ V, năm 2020

Năm 2013, nghệ nhân Lâm Văn Điện tập hợp 7 thành viên của bản Nậm Ty là những người yêu văn hoá truyền thống, đặc biệt là hát Then – đàn tính, và như thường lệ cứ ngày trăng tròn, đội văn nghệ lại trải chiếu tại sân nhà ông tập luyện, trình diễn cho bà con thưởng thức.

Ông cùng đội văn nghệ bản mình tham gia nhiều Hội thi, Liên hoan hát Then đàn tính và giành nhiều giải thưởng, được bà con ủng hộ trân trọng. Như cháy lên ngọn lửa truyển thống, phong trào chơi tính tẩu, học nhạc cụ dân tộc ngày càng lan toả. Có lẽ người vui nhất bản là ông, bởi nghề chế tác đàn tính gia truyền bao năm giờ “sống” lại. Nhiều câu lạc bộ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, các trung tâm nghệ thuật tỉnh, nhà hàng ẩm thực… tìm đến ông đặt làm đàn tính biểu diễn, trưng bày. Có thu nhập, ông càng say, yêu công việc hơn.

Mặc dù bận với việc chế tác đàn Tính, nhưng khi rảnh, ông lại chỉ bảo nắn nót từng phím đàn, điệu múa cho các thành viên, ông luôn căn dặn mọi người: Hát Then – đàn tính không thể tách rời, nó là món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái ta từ xưa, bởi vậy cần phải gìn gìn giữ, phát huy.

Bà Lò Thị Triệu, đội trưởng đội văn nghệ bản Nậm Ty bộc bạch: “Xưa, hát Then chủ yếu dùng vào việc tâm linh cúng bài, cầu, ước, qua thầy mo then để giao tiếp với thần linh. Ngày nay, ngoài những làn điệu Then cổ, có nhiều bài then mới cải biên phù hợp với cuộc sống hiện đại về chủ đề ca ngời bản mường, xây dựng nông thôn mới, yêu lao động, yêu quê hương đất nước… Nhờ có bác Điện mà tình yêu văn hoá truyền thống dân tộc được cháy trở lại với người Thái ở Nậm Nhùn”.

Thời kỳ hội nhập, giới trẻ tiếp cận với nhiều loại hình văn hóa mới, không biết nhiều đến hát Then, đàn tính. Nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền dạy. Ý thức được điều này, nghệ nhân Lâm Văn Điện nỗ lực truyền dạy kỹ thuật đánh đàn Tính, các bài múa Then cho các thành viên đội văn nghệ bản và những người có mong muốn theo học.

Anh Lò Văn Trịnh – thành viên đội văn nghệ chia sẻ: “Được nghệ nhân Điện tận tình truyền dạy các kiến thức, kinh nghiệm bản thân về hát Then, đàn Tính, đến nay các thành viên trong đội đã chơi tốt các nhạc cụ dân tộc, biết luyến láy, đúng lười nhịp của Then cổ, và Then cải biên. Mong muốn của đội văn nghệ là được truyền dạy tới các thế hệ kế cận, nhất là con em đồng bào đang ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần bảo tồn, và lan toả những tập tục tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Thái”.

Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện cùng đội Then trình diện trong ngày lễ của huyện Nậm Nhùn
Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện cùng đội Then trình diễn trong ngày lễ của huyện Nậm Nhùn

Ông Hà Văn Ruệ - Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Nậm Nhùn xác tín: Nghệ nhân Lâm Văn Điện được coi là một “kho tàng nghệ thuật sống” đối với việc lưu giữ, trình diễn nghệ thuật dân gian trên địa bàn huyện. Hiện, ông không chỉ là người trực tiếp trình diễn mà còn là người tích cực tham gia truyền dạy các bài múa Then, cố vấn phục dựng biểu diễn các tiết mục dân gian của đồng bào Thái tham gia các cuộc thi, hội diễn của đội văn nghệ trong và ngoài huyện. Đội văn nghệ bản Nậm Ty có sự góp mặt biểu diễn và hướng dẫn của nghệ nhân Điện là một trong những đội văn nghệ chủ lực của huyện Nậm Nhùn, thường xuyên đại diện cho huyện, tỉnh tham gia trình diễn và đạt nhiều các giải cao trong các hội diễn, liên hoan.

Trong những năm qua, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn Di sản Văn hóa phi vật thể. Tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động để Nhân dân, nghệ nhân, thế hệ trẻ hiểu rõ và tự hào về giá trị của Di sản Then, từ đó cùng chung sức gìn giữ, bảo tồn. Bên cạnh đó, tỉnh Lai Châu còn quan tâm lựa chọn địa bàn trọng điểm để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản. Xây dựng kế hoạch sưu tầm các tư liệu, tài liệu, hiện vật liên quan đến Di sản Then. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ những người làm công tác quản lý di sản văn hóa ở cơ sở.

Các chế độ, chính sách đối với các nghệ nhân dân gian đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, những người đang nắm giữ tri thức về Di sản Văn hóa phi vật thể về Then tại địa phương cũng đã và đang được triển khai một cách có hiệu quả.

Nghệ nhân Lâm Văn Điện nhận được nhiều giấy khen, bằng khen và nhiều giải thưởng như: Giải A tại Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam lần thứ V tại Tuyên Quang năm 2015. Năm 2018, ông tiếp tục mang về giải A Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính lần thứ VI tại Hà Giang khi trình diễn thành công tiết mục “Tiến Then lên trời”. Với những cống hiến của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc, tháng 3/2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. 

Nghệ thuật đàn Tính, hát Then đã được tổ chức UNESSCO công nhận, mở ra cơ hội để được bảo tồn và phát triển tốt hơn. Giữa cuộc sống hiện đại, với nhiều dòng nhạc và nhạc cụ được du nhập mạnh mẽ, những người như ông Điện nói riêng và cộng đồng người Thái ở xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu nói chung, đang góp phần không nhỏ cho việc bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc. Hy vọng trong tương lai không xa, hát Then, đàn tính sẽ đi được những chặng đường dài hơn, đến được với nhiều người hơn đặc biệt là thế hệ trẻ, để những giai điệu dân tộc sẽ lan tỏa sâu hơn trong cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.