Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện dân vận của Then Mỵ

Giang Lam - 08:57, 06/10/2022

Gần 3 thập kỷ làm cán bộ thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã làm thơ, sáng tác các bài hát Then để lồng ghép chính sách, pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tuyên truyền cho người dân. Ca từ dân giã, hóm hỉnh “dễ cuốn hút” khiến người nghe thích thú truyền tai nhau, nhờ đó hiệu quả công tác tuyên truyền được nhân lên nhiều lần.

Bà Hà Thị Mỵ (Then Mỵ) vận động người dân xã Trung Trực xoá bỏ những tập tục lạc hậu
Bà Hà Thị Mỵ (Then Mỵ) vận động người dân xã Trung Trực xoá bỏ những tập tục lạc hậu

Hết lòng với công việc

Cách trung tâm xã gần 5 km, thôn 5, xã Trung Trực (Yên Sơn) nằm nép mình dưới những đồi núi điệp trùng. Trước đây, bà con ở Trung Trực còn tồn tại tư tưởng, phong tục lạc hậu, mỗi khi ốm đau, bà con vẫn thường nghĩ rằng mình bị ma bắt. Họ phải cúng ma, phải mời thầy mo đến đuổi con ma đi thì mới khỏi bệnh được.

Có dạo, dịch bệnh sốt rét hoành hành, cứ vài ba ngày lại có người mắc bệnh nhưng không ai chịu đến trạm y tế xã điều trị. Họ mời thầy mo đến làm lễ cúng, dùng bùa ngải ra phép để trị bệnh. Là cán bộ y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số từ năm 1995. Bà Mỵ cùng cán bộ trạm y tế xã ngày đêm bám bản, phát thuốc tuyên truyền giải thích. Thế nhưng, nhiều người vẫn tuyên bố “bị đau ốm là do con ma rừng, ma núi nó trừng phạt, vì vậy phải làm lễ cúng thì ma mới buông tha”.

Không nản chí, bà tranh thủ gặp gỡ, tuyên truyền ở mọi lúc, khi bà con lên nương, lên núi, phút ngơi nghỉ cũng trở thành thời gian quý để bà tuyên truyền, sẻ chia, tâm sự. Có lần gặp bệnh nhân nặng bị sốt rét đến vàng da, rụng tóc, mà gia đình chỉ mời hết thầy mo này đến thầy mo khác về cúng chứ không chữa trị khiến bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm. Hay tin, bà Mỵ kiên quyết trực tiếp đưa bệnh nhân đến trạm y tế xã chữa trị. Và chỉ sau hơn 1 tuần được các bác sĩ, y tá điều trị mà bệnh nhân dần khỏi.

Nhờ có phương pháp truyền đạt cộng thêm sự quyết liệt, tâm huyết, những lời nói của bà Mỵ cũng dần hồi làm thay đổi suy nghĩ của bà con nơi đây. Quan niệm “thuốc cha không bằng ma cầu” dần dà đã không còn, bà con có bệnh đều đến trạm y tế xã, bệnh viện để khám.

Thôn 5, xã Trung Trực có 162 hộ dân, trong đó 97% là đồng bào dân tộc Tày, quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ”, “đông con đông của” đã ngấm sâu vào tiềm thức của bà con, cho nên công cuộc đẩy lùi những quan niệm đó cũng làm mất nhiều công sức của bà Hà Thị Mỵ. Bà bảo, trước đây chị em sinh đẻ “vô tội vạ”, quan niệm “có nếp có tẻ” đã khiến dân số thôn ngày một gia tăng, cái nghèo, cái đói đeo đẳng. Chứng kiến thực tế đáng buồn tại địa phương khi nhiều gia đình sống trong cảnh “tay bồng tay bế” nheo nhóc. Bà Mỵ luôn tâm niệm mình phải làm điều gì đó để bớt đi tình trạng này. Những ngày đầu làm cộng tác viên dân số, bà gặp nhiều khó khăn do nhận thức của bà con còn hạn chế. Bà thường xuyên gặp gỡ các cặp vợ chồng có đủ 2 con để vận động tuyên truyền, thuyết phục họ thực hiện các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình.

Những lúc rảnh Then Mỵ (giữa) lại cùng các bạn Then sáng tác những lời mới để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền
Những lúc rảnh Then Mỵ (giữa) lại cùng các bạn Then sáng tác những lời mới để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền

Để công tác tuyên truyền có hiệu quả bà tìm tòi nhiều cách tuyên truyền sáng tạo. Những câu khẩu hiệu, pháp lệnh dân số khô cứng được bà “vận” vào những bài thơ ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ như:“Sinh con chỉ một đến hai/ Cho dù là gái hay trai đẹp lòng/ Vợ chồng ý hợp tâm đồng/ Hai con xin nhớ đặt vòng tránh thai”; “Dù gái dù trai/ Chỉ hai là đủ/ Xin đừng cổ hủ/ Nhất định phải "trai"/ Để rồi ngày mai/ Nguy cơ bùng nổ..”. Những câu thơ vui nhộn như thế được bà lồng ghép vào những buổi họp thôn khiến không khí buổi họp sôi nổi hẳn, ai cũng nhiệt tình hưởng ứng.

Ý thức được trách nhiệm nêu gương của người đảng viên nên bên cạnh việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bà Mỵ còn nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương điển hình về phát triển kinh tế giỏi ở thôn 5.

Với sự tâm huyết, trách nhiệm của bà Mỵ trong công việc, nhiều năm trở lại đây, thôn 5 không có người sinh con thứ 3; phụ nữ mang thai, trẻ em sơ sinh được khám, chăm sóc tại Trạm y tế; tỷ lệ tiêm chủng đạt 100%, các loại bệnh như: Sốt rét, tiêu chảy, kiết lị… đã hoàn toàn được đẩy lùi. Người dân biết ăn, ở hợp vệ sinh, nhà tiêu, chuồng gia súc đều được làm xa nhà. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng cao. Có sức khỏe ổn định nên người dân trong thôn an tâm chăm lo phát triển kinh tế, đời sống ngày càng được nâng lên.

Anh Nông Văn Sửu cho biết: “Gia đình tôi sinh được 2 con gái, tôi bàn với vợ là sinh thêm một con trai nữa. Được bà Mỵ nhiệt tình vận động tuyên truyền nên dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt. Vợ chồng tôi quyết định không sinh nữa vì con gái, con trai đều là con của mình cả...”.

Sáng tạo trong vận động, tuyên truyền

Bà Hà Thị Mỵ đến với Then bằng một niềm đam mê từ thuở nhỏ. Không chỉ sở hữu giọng hát ngân vang, trầm ấm mà bà còn thể hiện tài năng trong sáng tác và truyền lửa cho thế hệ trẻ. Hiện nay, bà là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then, đàn tính của xã với 38 thành viên.

Bà Mỵ bảo, Then Tày được bà con ví von như cây đa nhiều cành, nhiều nhánh lan tỏa, bám rễ vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Làn điệu Then bắt nguồn từ sáng tạo dân gian và theo dòng chảy đời sống, những làn điệu ấy được biến chuyển thích nghi với đời sống mới. Để hòa nhịp văn hóa cổ truyền vào cuộc sống ngày nay thì việc “khoác áo mới” cho dân ca là điều bà luôn tâm niệm.

Hiện Then Mỵ (thứ 2 từ phải qua, hàng 1) là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then đàn tính của xã Trung Trực
Hiện Then Mỵ (thứ 2 từ phải qua, hàng 1) là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then đàn tính của xã Trung Trực

Đến nay, bà Mỵ đã sáng tác và chuyển thể hàng trăm bài hát Then về các chủ đề khác nhau. Điển hình như “Bài ca dân số”, “Dinh dưỡng mọi nhà”, “Chủ trương hợp lòng dân”… “Ới la, lớp trẻ mình luôn luôn ghi nhớ/ Trước tiên là hiểu Luật Hôn nhân/ Sau thực hiện dân số gia đình… ới la/ Cặp vợ chồng chỉ có hai con…/Dù trai gái cũng là bình đẳng/Không phân biệt nam nữ trọng khinh…”. (Bài ca dân số).

Nói về kinh nghiệm của mình, bà chia sẻ, người đặt lời mới cho Then Tày vừa phải am hiểu làn điệu Then vừa có khả năng sử dụng vốn từ một cách phong phú để tạo được vần điệu, luật bằng trắc cho ca từ. Bên cạnh đó người viết cần am hiểu chính sách, pháp luật một cách cặn kẽ để “lồng” thông tin vào một cách dễ dàng, lôi cuốn.

Cùng với tiếng đàn tính, những giai điệu Then được ngân vang trong những lần liên hoan văn nghệ, những cuộc họp thôn, bản, giúp bà con hào hứng và thích thú lắng nghe. Nhiều người cố gắng học thuộc lời để hát và biểu diễn then.

Không những làm kinh tế giỏi, hát hay, đàn giỏi, sáng tác được nhiều bài Then, bà Mỵ còn là “nghệ nhân” tích cực truyền "lửa then" cho thế hệ trẻ. Bà luôn động viên và khuyến khích các bạn trẻ tìm hiểu về Then. Bà cho biết, bà luôn cố gắng để tiếng Then như một sợi dây kết nối mọi thế hệ gần nhau. Đó là sức mạnh để tiếng hát Then vang mãi trên mảnh đất quê hương.

Câu lạc bộ hiện có 38 thành viên thì có tới 12 thành viên từ 6-14 tuổi. Em Lục Huyền Lương, 11 tuổi chia sẻ: "Được bà Mỵ chỉ bảo nhiệt tình nên 2 năm nay em đã học và thuộc nhiều bài Then cổ, Then lời mới. Em còn thường xuyên tham gia các hội diễn văn nghệ, giao lưu của xã, huyện tổ chức, giúp mọi người được thưởng thức và hiểu hơn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày".

Then Mỵ trao truyền giá trị văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ
Then Mỵ trao truyền giá trị văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ

Những ngày này bà Mỵ đang tích cực sáng tác và dạy các thành viên trong Câu lạc bộ bài hát mới chào mừng các ngày kỷ niệm trong năm như: Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9. Lời bài hát ca ngợi Trung Trực đổi mới rộn ràng nơi bản làng nơi đây. Điều đặc biệt, bà Mỵ còn biết sử dụng mạng xã hội, quay video hoặc phát trực tiếp để “lan tỏa” đến mọi người. Bà bảo, còn sức còn sáng tác còn cống hiến hết mình để nhiều người biết đến Then, hiểu thêm lời ca ý nghĩa bà gửi gắm.

Với những đóng góp tích cực cho thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã được nhiều bằng khen, giấy khen của chính quyền địa phương. Tiêu biểu là bà được UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, giai đoạn 2014-2019.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Toàn tỉnh Quảng Trị có 5 huyện/35 xã, thị trấn, với 93 địa bàn được chọn thực hiện cuộc điều tra thu thập thông về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024. Do làm tốt khâu chuẩn bị và sự vào cuộc đồng hành của đội ngũ Người có uy tín, già làng, Trưởng bản nên việc điều tra thu thập thông tin diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 13 giờ trước
Sau nhiều ngày đường đi huyện Lục Yên chia cắt vì giao thông tê liệt, ngày hôm nay chúng tôi mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra lúc 2h sáng ngày 10/9 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân.
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh, thành miền Bắc thời gian qua, Công đoàn Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

Thời sự - Lê Hường - 23:00, 14/09/2024
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Trung thu cùng bạn vui đến trường”, tối 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Những hòn than nguội ngắt!

Những hòn than nguội ngắt!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 22:55, 14/09/2024
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.