Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người tiên phong gìn giữ và bảo tồn nhạc cụ truyền thống

Đ. Thành- L. Nhật - 14:59, 26/12/2022

Tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, những nghệ nhân, những người yêu văn hoá truyền thống đã luôn nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Họ tích cực truyền dạy những gì họ nắm được trong di sản âm nhạc dân tộc cho con, cháu của mình, cộng đồng mình. Nhờ vậy, thanh âm của nhạc cụ truyền thống các dân tộc sẽ vang mãi theo thời gian.

Nghệ nhân ưu tú A Né truyền dạy đàn ting ning cho chắt của ông. Ảnh: Đ.TNghệ nhân ưu tú A Né truyền dạy đàn ting ning cho chắt của ông. Ảnh: Đ.T
Nghệ nhân ưu tú A Né truyền dạy đàn ting ning cho chắt của ông. Ảnh: Đ.T

Ngồi bên ô cửa sổ, Nghệ nhân ưu tú A Né ở xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) say sưa đánh đàn ting ning. Cây đàn do chính tay ông làm ra và đã gắn bó với ông hàng chục năm nay. Ông bảo, âm thanh phát ra từ cây đàn giống cuộc đời ông, lúc thăng trầm, lúc vui vẻ, lúc bâng khuâng nỗi nhớ miên man...

Ngôi nhà sàn của ông A Né nằm bên sườn đồi. Với các thành viên trong gia đình hay hàng xóm xung quanh nhà nghệ nhân A Né đều đã quen với việc thường xuyên được nghe tiếng đàn, tiếng cồng chiêng vào mỗi buổi chiều sau giờ đi rẫy về. Có ngày, tiếng đàn, tiếng cồng chiêng du dương đến tận khuya. Nhiều người nói, nghe tiếng đàn của ông giúp cho họ quên đi những vất vả cuộc sống hay sau những ngày làm việc mệt nhọc để có được giấc ngủ thanh bình, ngon giấc.

Nghệ nhân A Né nói, ông coi đàn ting ning và những nhạc cụ truyền thống khác của dân tộc Xơ Đăng như đàn t’rưng, cồng chiêng, k’lông pút…là những vật tri kỷ của mình. Ông yêu quý và bầu bạn với các nhạc cụ mỗi ngày. Đánh đàn hay đánh cồng chiêng đúng nhịp giúp ông thoải mái tinh thần, minh mẫn đầu óc.

Ông còn biết chế tác và sử dụng thành thục các nhạc cụ truyền thống, nổi bật là đàn ting ning, t’rưng và k’lông pút. Dù lớn tuổi nhưng sức khỏe của ông vẫn còn dẻo dai, đôi tay vẫn đánh các nhạc cụ điêu luyện và đôi mắt vẫn còn nhìn rõ từng sợi dây đàn.

A Né cho biết, ông rất vui vì các con, cháu và chắt của ông đều đam mê với các nhạc cụ truyền thống. “A Phòng và Y Đoan, 2 đứa con của tôi đánh cồng chiêng rất giỏi”.

Trong nhà của nghệ nhân A Né, ngoài những cây đàn ting ning, t’rưng hay k’lông pút được làm bằng những vật liệu tự nhiên còn có 1 bộ cồng chiêng quý với 14 chiếc. Tất cả các nhạc cụ đều có giá trị rất lớn về mặt lịch sử văn hóa. Như cây đàn ting ning nghệ nhân A Né hay sử dụng làm bằng cây nứa và một loại cây rừng, hiện nay hầu như không tìm thấy trong rừng. Cây đàn này được nghệ nhân sử dụng rất nhiều lần trong các lễ hội của làng như lễ cúng máng nước, cúng nhà mới. 

Hay như bộ cồng chiêng trước kia thuộc sở hữu của một hộ người Ba Na ở làng Kon H’ra Chót (thành phố Kon Tum), được người anh ruột của nghệ nhân A Né là A Kem mua về sử dụng, sau để lại cho ông.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực giới thiệu những sản phầm đồ gỗ mỹ nghệ do chính mình làm ra. Ảnh: L. N
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực giới thiệu những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ do ông làm ra. Ảnh: L. N

Mặc dù, đã bước sang tuổi 81 nhưng khi thấy khách đến nhà, ông Nguyễn Văn Thực, dân tộc Mường (tổ 14 – phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình), vẫn nhanh nhẹn bước xuống cầu thang đón chúng tôi. Bước vào căn nhà sàn nhỏ của gia đình ông, chúng tôi có cảm giác được bước vào bảo tàng, bởi nơi đây có vô kể những món đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc Mường. Đáng nói những đồ vậy này đều do chính tay ông Thực thiết kế và tự tay ông làm ra.

Ngay trước cửa chính, ông Thực treo một dàn 6 chiếc chuông gió làm bằng nứa. Mỗi khi có cơn gió ghé qua, những chiếc chuông lại kêu lộc cộc, như một lời mời chào khách tới chơi nhà. Trên bức tường gỗ phòng khách, ông treo rất nhiều những chiếc đàn bầu, đàn tính, sáo, cung tên, nỏ… dưới nền nhà, la liệt những món đồ mỹ nghệ như nhà sàn, cối nước giã gạo, điếu cày, dao…

Với đôi bàn tay khéo léo, các sản phẩm ông làm ra gồm: cung tên, nỏ, chuông gió, điếu cày, nhà sàn, cối nước giã gạo, sáo, đàn tính, đàn bầu, những bộ quần áo, váy dân tộc Mường…

Đam mê chưa bao giờ nguội tắt, nên ông Thực quyết bám trụ với nghề chế tạo đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc. Ông cho biết: "tuy giờ tuổi cao sức yếu nhưng không thể ngồi chơi an nhàn nên tôi ở nhà làm những sản phẩm bé bé thế này vừa để kiếm thêm, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đây là việc làm không sợ mưa gió nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết”.

Nghệ nhân Rơ Châm Til (bên trái) đang hướng dẫn một du khách nước ngoài sử dụng nhạc cụ truyền thống Jrai
Nghệ nhân Rơ Châm Til (bên trái) đang hướng dẫn một du khách nước ngoài sử dụng nhạc cụ truyền thống Jrai

Còn Nghệ nhân Rơ Châm Tih (trú làng Jút, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), có tiếng trong nghề chế tác các loại đàn dân tộc. Ông đã dành cả cuộc đời mình để sáng tạo ra hàng chục nhạc cụ dân tộc chất lượng và được nhiều người trong, ngoài nước yêu thích.

Nghệ nhân Rơ Châm Tih cho biết từ thuở nhỏ, ông đã đam mê tiếng đàn, các nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Jrai. Tâm hồn trẻ thơ của Rơ Châm Tih luôn bay bổng theo giai điệu thánh thót của những tiếng đàn trong mùa lễ hội.

Nghệ nhân Rơ Châm Tih vừa tạo ra nhạc cụ và chơi được rất nhiều các loại nhạc cụ. Tiếng đàn, sáo cổ truyền do ông tạo ra luôn thu hút niềm đam mê của các thanh niên trong làng. Nhiều người tìm đến học cách làm và chơi nhạc cụ dân tộc, đều được ông nhận lời và giúp đỡ.

"Tôi may mắn được học cách làm nhạc cụ từ một nghệ nhân mù ở làng. Ông ấy tuy khiếm khuyết về đôi mắt, nhưng rất tài giỏi về nghề đan lát và đánh đàn Ting Ning điêu luyện. Mỗi lần qua nhà ông ấy, tôi đều học theo từng chi tiết nhỏ. Khi lớn lên, tôi đã biết chơi và làm ra cây đàn Ting Ning", nghệ nhân Tih chia sẻ.

Cuộc sống càng hiện đại, giới trẻ không còn mặn mà tới việc sản xuất nhạc cụ, hàng loạt người từ bỏ nên tương lai, chúng tôi cũng muốn mở lớp dạy nghề cho học sinh, người đam mê nhạc cụ trên địa bàn tỉnh”, ông Rơ Châm Tih bày tỏ.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người, nhiều nghệ nhân là người dân tộc thiểu số với tình yêu văn hóa dân tộc, họ đã chuyển hóa thành những đam mê thể hiện trên các lĩnh vực giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Ví như đam mê nhạc cụ dân tộc của các nghệ nhân A Né; Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực; Nghệ nhân Rơ Châm Tih và hàng trăm nghệ nhân khác trên mọi miền đất nước... đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bảo tồn và phát triển văn hoá DTTS để trao truyền lại cho lớp trẻ...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành xưa, phố cũ”.
Tin nổi bật trang chủ
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 20:24, 02/10/2023
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 20:04, 02/10/2023
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Sắc màu 54 - T.Hợp - 20:00, 02/10/2023
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành xưa, phố cũ”.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 20:00, 02/10/2023
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 19:53, 02/10/2023
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 18:54, 02/10/2023
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…