Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: cồng chiêng

Người

Người "mang nợ" với cồng chiêng

Sắc màu 54 - Thiên Đức - 15:48, 30/11/2021
Mái tóc búi cao, dáng người rắn rỏi, tiếng nói oang oang, là những gì chúng tôi ấn tượng ở Nghệ nhân Bùi Tiến Xô trong lần gặp ông tại Ngày hội Đại đoàn kết ở xứ Mường Động (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) vừa diễn ra vào cuối tháng 11/2021. Được biết, từ năm 2015, ông là 1 trong 8 nghệ nhân đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì sự miệt mài, tận tâm góp sức giữ cho những mạch ngầm văn hóa truyền thống dân tộc chảy mãi.
Lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc trong giới trẻ

Lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc trong giới trẻ

Sắc màu 54 - Hà Đức Thành - 18:28, 27/11/2021
Vừa qua, Tỉnh đoàn Gia Lai đã tổ chức Liên hoan Cồng chiêng thanh thiếu niên toàn tỉnh Gia Lai lần thứ 5, năm 2021. Hội thi đã đem đến bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc thiểu số, đồng thời khơi dậy tình yêu văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ.
Người “truyền lửa” văn hóa truyền thống

Người “truyền lửa” văn hóa truyền thống

Ở buôn cổ Ako Dhong TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cô gái trẻ H’Tit Aliô, dân tộc Ê Đê được cộng đồng đánh giá là điển hình trong việc “truyền lửa” bảo tồn văn hóa truyền thống đến các bạn trẻ.
Thanh Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa Mường

Thanh Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa Mường

Sắc màu 54 - PV - 08:30, 30/09/2021
Huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, nên văn hóa truyền thống của người Mường trong huyện có nhiều sắc thái đặc trưng, đan xen và giao thoa rõ nét. Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường từ những ngôi nhà sàn, trang phục, ẩm thực, tiếng nói, nhạc cụ, nghệ thuật trình diễn dân gian đến công cụ lao động sản xuất... còn được lưu giữ và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

"Mạch nước ngầm" văn hóa người Co

Sắc màu 54 - PV - 17:14, 06/09/2021
Hòa nhịp với cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ người Co ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) giờ đây không chỉ say mê trong nhịp cồng chiêng, mà còn truyền bá, giới thiệu di sản văn hóa của đồng bào mình bằng các phương tiện phù hợp.
Có một không gian cồng chiêng rất riêng ở Cà Lúi

Có một không gian cồng chiêng rất riêng ở Cà Lúi

Dân tộc- Tôn giáo - Cao Vĩ Nhánh - Lê Ngọc - 15:55, 04/08/2021
Xã Cà Lúi (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có những ngôi làng nhỏ, xinh xắn ẩn hiện trên những dãy núi trập trùng hư ảo. Có dịp về đây, chúng ta được hoà vào lễ hội văn hóa cồng chiêng của địa phương cứ hai năm tổ chức một lần. Vào những dịp trình diễn cồng chiêng, các diễn viên, nghệ nhân đã biểu diễn các tiết mục đánh cồng chiêng, chơi các loại nhạc cụ, hát dân ca truyền thống tái hiện các lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, xoay cột con trâu, lễ bỏ mả…
Để tiếng cồng chiêng Vân Kiều ngân xa

Để tiếng cồng chiêng Vân Kiều ngân xa

Tìm trong di sản - PV - 14:49, 23/07/2021
Cứ vào mỗi dịp địa phương có những sự kiện hay lễ hội trọng đại hoặc liên hoan văn hóa thì các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn góp mặt để biểu diễn tiết mục múa cồng chiêng mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Vân Kiều trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Với niềm đam mê vô bờ cùng kinh nghiệm dày dặn và ước vọng cồng chiêng được lưu truyền mãi mãi, những thành viên trong CLB đang sát cánh bên nhau để gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình.
Người làng Leng giữ gìn văn hóa cồng chiêng

Người làng Leng giữ gìn văn hóa cồng chiêng

Sắc màu 54 - PV - 15:22, 05/07/2021
Để giữ gìn cồng chiêng, người làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã thành lập rất nhiều đội chiêng lớn, nhỏ. Đặc biệt, ở làng Leng, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng biết đánh chiêng, làm nên nét độc đáo trong cách bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà không phải nơi nào cũng có được.
Tìm lại sức sống cho nhạc cụ độc đáo của đồng bào XTiêng

Tìm lại sức sống cho nhạc cụ độc đáo của đồng bào XTiêng

Sắc màu 54 - PV - 10:08, 24/06/2021
Cồng chiêng, kèn sừng trâu là hai nhạc cụ truyền thống được đồng bào dân tộc XTiêng ở Bình Phước coi như vật “gia bảo” linh thiêng nhất, có giá trị lớn trong gia đình và cũng là bản sắc văn hóa của cộng đồng. Một thực tế đáng báo động hiện nay là, kèn sừng trâu và cồng chiêng nói của người XTiêng đang đứng trước nguy cơ mai một dần theo thời gian.
Chuyện ở Plei Lay

Chuyện ở Plei Lay

Sắc màu 54 - PV - 10:55, 13/05/2021
Trẻ mới sinh cũng… góp tiền mua cồng chiêng; bầu Người uy tín giữ cồng chiêng và không được tùy tiện đánh cồng chiêng, là câu chuyện thú vị chúng tôi được nghe trong một chiều về làng Plei Lay, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Cũng trong câu chuyện ấy, tôi hiểu được văn hóa cồng chiêng, những phong tục của người Gia Rai nơi đây từ bao đời đến nay vẫn nguyên vẹn, không bị mai một, pha tạp.
Ngọn lửa trong nhà Nghệ nhân A Thui

Ngọn lửa trong nhà Nghệ nhân A Thui

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 20:57, 13/02/2021
Nghệ nhân Ưu tú A Thui nói rằng, bao năm qua, vợ chồng ông được nuôi dưỡng từ tiếng chiêng, điệu xoang uyển chuyển và hương men rượu cần nồng nàn của lũ làng; bên mái nhà rông ở thôn Kon Trang Long Loi. Vì vậy, văn hóa người Rơ Ngao (nhánh dân tộc Ba Na ) đã hòa vào dòng máu, chảy trong huyết quản; để văn hóa Rơ Ngao bị mai một đi là có tội với làng…
Chung tay bảo tồn cồng chiêng

Chung tay bảo tồn cồng chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 12:15, 04/01/2021
Thời gian qua, nhiều làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, các cấp, ngành của tỉnh cũng đưa ra nhiều giải pháp và tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm giúp đồng bào các DTTS bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sau 15 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giữ cho nhịp cồng chiêng vang xa

Giữ cho nhịp cồng chiêng vang xa

Sắc màu 54 - Tiêu Dao- Minh Ngọc - 12:04, 29/12/2020
Trên khắp buôn làng ở Kon Tum xanh thẳm nhiều năm qua vẫn rộn rã âm thanh cồng chiêng, tạo nên sức mạnh văn hóa tinh thần, niềm tin, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Về Kon Tum những ngày này để hòa cùng âm thanh cồng chiêng lúc trầm, lúc bổng như truyền nhiệt huyết, sức sống mạnh mẽ vào tâm hồn mỗi người con của thôn làng.
Văn hóa cồng chiêng ở miền Tây xứ Nghệ

Văn hóa cồng chiêng ở miền Tây xứ Nghệ

Sắc màu 54 - Thanh Hải - 19:47, 07/12/2020
Bao đời nay, đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ luôn xem cồng chiêng là báu vật, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây " thanh âm huyền bí" trong các nghi lễ, lễ hội...
Tiếp tục phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng

Tiếp tục phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng

Tin tức - Thùy Dung - 10:22, 21/11/2020
Tối ngày 20/11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku (Gia Lai) đã diễn ra Lễ khai mạc kỷ niệm 15 năm ngày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại (25/11/2005- 25/11/2020).
Gia Lai: Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Tin tức - Thùy Dung - 15:09, 20/11/2020
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng và phát huy bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc tỉnh Gia Lai.
Xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cồng chiêng dân tộc Cơ Ho

Xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cồng chiêng dân tộc Cơ Ho

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 12:16, 19/11/2020
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Kế hoạch số 4219/KH-BVHTTDL về Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cồng chiêng dân tộc Cơ Ho gắn với bảo tồn, phát huy phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng.
Đội chiêng nữ làng Leng

Đội chiêng nữ làng Leng

Sắc màu 54 - Thuỳ Dung - 17:52, 20/10/2020
Nhằm giữ gìn văn hóa cồng chiêng của dân tộc, người Ba Na ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) đã thành lập các đội chiêng để phục vụ đời sống tinh thần và bảo tồn cồng chiêng để không bị mai một. Đặc biệt, người làng Leng không chỉ gìn giữ cồng chiêng bằng cách truyền lại cho đàn ông trong làng, họ còn truyền dạy cho phụ nữ, các thế hệ trẻ em, thanh, thiếu niên để lưu giữ âm nhạc Tây Nguyên.
Đội trưởng Đội chiêng nữ của người Ê Đê

Đội trưởng Đội chiêng nữ của người Ê Đê

Sắc màu 54 - PV - 15:44, 18/09/2020
Cồng chiêng đã ăn sâu vào tiềm thức, không đơn thuần chỉ là âm nhạc, mà còn mang đậm giá trị văn hóa dân tộc, là ngôn ngữ giúp kết nối con người với thiên nhiên… Đây chính là lý do để Nghệ nhân H’Ríu Hmok ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) luôn trăn trở bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng nữ.
Dạy và học cồng chiêng ở làng Lút

Dạy và học cồng chiêng ở làng Lút

Sắc màu 54 - PV - 14:56, 03/09/2020
Dưới bóng mát của những cây cổ thụ trong khuôn viên nhà rông làng Lút (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy), những người đàn ông Gia Rai lớn tuổi say sưa truyền dạy cồng chiêng cho trẻ em trong làng. Đây là lớp truyền dạy cồng chiêng mà người dân làng Lút thường tổ chức vào dịp hè hàng năm cho thế hệ con cháu của mình. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai được bảo tồn và phát huy.