Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu, đến năm 2025, tất cả các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có đội chiêng, đội văn nghệ; các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng, tổ chức phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn với các hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng; 100% số trường Dân tộc nội trú tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng…
Theo đó, hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ đa dạng các hình thức như: Phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu gắn với sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, khai thác, truyền dạy và nâng cao hiệu quả sử dụng các bài chiêng cổ của dân tộc tại chỗ Ê Đê, M Nông trong sinh hoạt cộng đồng; xây dựng mô hình điểm buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ nghệ nhân cồng chiêng; tổ chức đưa di sản văn hóa cồng chiêng vào Trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh…
Được biết, hồi tháng 9/2021), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống dân tộc M’Nông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi và 11 bộ trang phục truyền thống người Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho buôn Cuah A, xã Yang Reh, huyện Krông Bông.
Theo Kế hoạch đến hết năm 2021 (âm lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk sẽ cấp 60 bộ trang phục truyền thống và 3 bộ chiêng cho các buôn đồng bào DTTS trong tỉnh.