Đất nước Việt Nam có nhiều vùng và tiểu vùng văn hóa khác nhau, trong đó tiêu biểu là tiểu vùng văn hóa Trường Sơn. Các DTTS sinh sống lâu đời trên dọc dải Trường Sơn thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Ngữ hệ Nam Á với nhiều thành phần dân tộc như: Cơ Tu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xơ đăng, Gié Triêng, Cor, Hrê, Chăm Hroi... Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các dân tộc nơi đây đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa tộc người.
Diện tích đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) hiện nay như “mớ bòng bong” một phần đến từ tình trạng giao khoán đất sai mục đích, sai đối tượng diễn ra khá phổ biến, trong một thời gian dài và trên diện rộng. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc rà soát sử dụng đất từ hàng chục năm nay vẫn gặp vướng mắc.
Những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn các xã biên giới Đắc Pre và Đắc Pring (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), cơ bản ổn định, an ninh biên giới luôn được giữ vững. Có được kết quả này là nhờ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Đắc Pring đã tích cực phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả.
Thời gian qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, Đồn Biên phòng Mường Ải (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ …
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa, không chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong việc vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà họ còn khẳng định vai trò xung kích, đi đầu trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, là tấm gương cho đồng bào noi theo.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng tỉnh Gia Lai. Sau chiến tranh, kế thừa truyền thống anh hùng, Nhân dân xã Hà Đông lại tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Gần 3 thập kỷ làm cán bộ thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã làm thơ, sáng tác các bài hát Then để lồng ghép chính sách, pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tuyên truyền cho người dân. Ca từ dân giã, hóm hỉnh “dễ cuốn hút” khiến người nghe thích thú truyền tai nhau, nhờ đó hiệu quả công tác tuyên truyền được nhân lên nhiều lần.
Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022, tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.
Với việc triển khai hiệu quả phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” Việt Nam – Lào trong suốt gần 10 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã từng bước giúp đỡ người dân 2 bên biên giới Việt – Lào cải thiện, ổn định đời sống kinh tế, thắt chặt thêm tình đoàn kết Quân – Dân, mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa 2 nước và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Trong vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mới . Bằng những hành động thiết thực, hiệu quả, họ chính là những hạt nhân xây dựng thế trận lòng dân, khối đại đoàn kết, củng cố lòng tin của người dân vào Đảng và chính quyền.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi: Phân định miền núi, vùng cao và phân định theo trình độ phát triển. Việc áp dụng các bộ tiêu chí này đã gây ra nhiều hệ lụy chồng chéo, lộn xộn, rất bất cập trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc, miền núi.
Hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS sinh sống trên lâm phần của các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) đang thiếu đất sản xuất; trong khi hàng triệu ha đất sử dụng không đúng mục đích, hoặc kém hiệu quả, hoặc bỏ không…
Cùng với hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thì việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên đất đai, nhất là rừng và đất rừng ở các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) rất lỏng lẻo. Điều này khiến tài nguyên bị xâm hại, tình trạng tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD đến nay vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.289 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã khẳng định vai trò "cầu nối" giữa đồng bào với các cấp ủy, chính quyền; tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời, họ cũng là người gương mẫu, đi đầu trong các phong trào. Đặc biệt, Người có uy tín ở vùng biên còn là những nhân tố quan trọng xây dựng “lũy thép” bảo vệ phên giậu biên cương của Tổ quốc.
LTS: Các nông, lâm trường quốc doanh (nay là các công ty nông, lâm nghiệp) đang quản lý hàng triệu ha đất, nhưng hiệu quả sử dụng đất không cao. Trong khi đó, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã triển khai hàng chục năm nay nhưng vẫn không thể thực hiện triệt để do thiếu quỹ đất. Giải phóng nguồn lực đất đai từ các nông, lâm trường quốc doanh sẽ là lời giải để thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) luôn có sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ các cấp, các ngành, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Cùng với nguồn vốn vay chính sách cũng như ý thức tự vươn lên của đồng bào mà nhiều hộ gia đình nghèo nay đã thoát nghèo, hộ trung bình trở nên khá giả, góp phần cùng địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ở Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, không còn là “điểm nóng”, nhiều gia đình Ca Dong đã phát triển kinh tế, gương mẫu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”…tại địa phương.
Nhìn cách người dân trò chuyện với chị Ma Thị Nhường, thôn Làng Chạp, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tôi hiểu người dân nơi đây tín nhiệm và tin yêu nữ Bí thư Chi bộ 8X như thế nào. Chị bảo: “Nụ cười rạng rỡ trên môi và sự chân thành là chiếc chìa khóa mở cửa tâm hồn để kết nối cùng bà con”. Và trên hành trình làm giàu cho quê hương không chỉ có “chiếc chìa khóa” đó mà ở người bí thư chi bộ này còn có nhiều bí quyết đặc biệt để được “dân quý, Đảng tin”.
Dưới đỉnh núi Kà Rá U Sầu có một ngôi làng nhỏ, tuy ở vùng sâu, vùng xa, nhưng lại có nhiều hộ gia đình tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh, là những tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tiên phong, sáng tạo trong phát triển kinh tế.